17/07/2025 14:12 GMT+7

Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất sắp vận hành trở lại sau hơn một thập kỷ 'đắp chiếu'

Sau hơn một thập kỷ "đắp chiếu", Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất dự kiến sẽ vận hành trở lại vào cuối năm 2025, hòa vào lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 từ đầu năm 2026 trên toàn quốc.

Dung Quất - Ảnh 1.

Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất hoang hóa sau hơn một thập kỷ đắp chiếu - Ảnh: TRẦN MAI

Việc Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất sắp vận hành trở lại là tín hiệu đáng mừng, bởi hơn một thập kỷ qua, nhà máy ngàn tỉ, nằm trên diện tích hơn 24ha ở Khu kinh tế Dung Quất chẳng khác nào khối sắt hoang phế.

Lộ trình vận hành Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất

Theo Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung (đơn vị quản lý nhà máy), kế hoạch tái vận hành đã được xây dựng chi tiết. Cụ thể, việc sửa chữa, đầu tư bổ sung thiết bị hoàn thành trong tháng 7 và tháng 8 này, khởi động kỹ thuật trong tháng 9, chạy thử vào tháng 10 và chính thức sản xuất thương mại từ tháng 11.

Toàn bộ chi phí do công ty và các đối tác cùng triển khai, đảm bảo vận hành an toàn, ổn định. Ngoài ra, công suất hệ thống thu hồi CO₂ cũng sẽ được nâng thêm 40-50 tấn/ngày nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trước yêu cầu thực hiện cam kết Net-Zero vào năm 2050, cùng với chính sách bắt buộc sử dụng xăng E10 từ ngày 1-1-2026, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chỉ đạo quyết liệt việc phục hồi các nhà máy ethanol, trong đó có Dung Quất. 

BSR cũng xác định đây là một phần quan trọng trong chiến lược chuyển đổi xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Hiện năng lực sản xuất ethanol trong nước mới chỉ đạt khoảng 450.000 m³/năm, chưa đáp ứng đủ 40% nhu cầu pha chế E10 (tương đương 1,2 - 1,5 triệu m³/năm). Phần còn lại phải nhập khẩu trong bối cảnh giá ethanol thế giới biến động mạnh.

Vì vậy, việc đưa Nhà máy Dung Quất trở lại vận hành không chỉ là giải pháp kinh tế, mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông, ngành phát thải lớn nhất hiện nay.

Trong tháng 8 tới, BSR cũng sẽ triển khai thử nghiệm pha chế xăng E10 tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và xuất bán thử nghiệm đến các tỉnh miền Trung, từng bước hoàn thiện chuỗi cung ứng từ sản xuất ethanol đến phân phối xăng sinh học ra thị trường.

Sự trở lại của Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất được kỳ vọng là dấu mốc quan trọng trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn, góp phần đưa ngành năng lượng Việt Nam tiệm cận với các tiêu chuẩn xanh toàn cầu.

Dung Quất - Ảnh 3.

Cảnh hoang phế, xuống cấp của nhà máy - Ảnh: TRẦN MAI

Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất "đắp chiếu" hơn một thập kỷ

Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất được khởi công vào năm 2009 tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), do Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung (BSR-BF) làm chủ đầu tư.

Đây là một trong ba dự án sản xuất ethanol nhiên liệu quy mô lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỉ đồng, công suất thiết kế đạt 100 triệu lít/năm, sử dụng sắn lát khô làm nguyên liệu đầu vào.

Mục tiêu của dự án là cung ứng ethanol phục vụ pha trộn xăng sinh học E5 theo chủ trương phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành và vận hành thử vào năm 2012, nhà máy nhanh chóng rơi vào tình trạng thua lỗ do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi thị trường ethanol trong nước chưa phát triển.

Sau một thời gian ngắn vận hành thương mại vào năm 2014, đến năm 2015 nhà máy ngừng hoạt động hoàn toàn và rơi vào trạng thái "đắp chiếu" suốt nhiều năm.

Đến năm 2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã bàn giao quyền quản lý và vận hành lại dự án cho Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Đơn vị này tiếp tục tìm kiếm giải pháp khôi phục hoạt động nhà máy, bao gồm cả việc sửa chữa, bảo trì thiết bị và tìm đầu ra cho sản phẩm ethanol. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, đến nay nhà máy vẫn chưa thể tái vận hành, do hạ tầng xuống cấp và đầu ra chưa khả thi.

Hiện nhà máy vẫn bỏ hoang giữa lòng Khu kinh tế Dung Quất. Việc xử lý các tồn tại liên quan đến dự án tiếp tục là bài toán khó cho cả ngành dầu khí và chính quyền địa phương. Đến nay, hy vọng lại được "thắp sáng".

Dung Quất - Ảnh 4.

Cỏ dại mọc um tùm - Ảnh: TRẦN MAI

Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất sắp vận hành trở lại sau hơn một thập kỷ 'đắp chiếu' - Ảnh 5.

Một số thiết bị phơi mưa nắng quá lâu, cần tổng sửa chữa để vận hành - Ảnh: TRẦN MAI

Nhà máy nghìn tỉ được cho thuê chứa đá thải, than

TTO - Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất được đầu tư 80 triệu USD (gần 1.900 tỉ đồng) sau thời gian dài ngừng hoạt động đang được cho thuê làm nơi chứa đá thải, than từ nhà máy thép Hòa Phát - Dung Quất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh vắng lặng tại chợ xe lớn nhất Hà Nội sau thông tin cấm xe máy xăng vào vành đai 1

Lộ trình đến ngày 1-7-2026 không có mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe máy xăng, dầu) đi trong đường vành đai 1 Hà Nội, theo chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ.

Cảnh vắng lặng tại chợ xe lớn nhất Hà Nội sau thông tin cấm xe máy xăng vào vành đai 1

Xin xây trạm dừng nghỉ trên cao tốc Vân Phong - Nha Trang

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa có văn bản gửi Chi cục Khoáng sản và Bảo vệ môi trường Khánh Hòa xin cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ thuộc dự án đường bộ cao tốc đoạn Vân Phong - Nha Trang.

Xin xây trạm dừng nghỉ trên cao tốc Vân Phong - Nha Trang

'Xuất khẩu' trí tuệ thay vì nguyên liệu thô: Doanh nghiệp Việt thu lời gấp 70 lần

Đóng góp từ 3-10% GDP của nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu - xuất khẩu trí tuệ tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm xứng tầm. Gần đây một số doanh nghiệp Việt đã rục rịch bước ra thế giới bằng con đường này.

'Xuất khẩu' trí tuệ thay vì nguyên liệu thô: Doanh nghiệp Việt thu lời gấp 70 lần

Nơi đầu nguồn Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa chuẩn bị đón mùa nước nổi

Khu vực đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp đang tất bật thu hoạch lúa hè thu, chuẩn bị đón mùa nước nổi với dự báo mực nước cuối tháng 7 cao hơn từ 0,1-0,3m so với cùng kỳ năm 2024, đỉnh lũ xuất hiện vào đầu tháng 10.

Nơi đầu nguồn Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa chuẩn bị đón mùa nước nổi

Muốn công nghiệp TP.HCM cất cánh, cần viết lại 'bản nhạc kết nối'

TP.HCM đang đứng trước một cơ hội hiếm có để tái định hình chiến lược công nghiệp.

Muốn công nghiệp TP.HCM cất cánh, cần viết lại 'bản nhạc kết nối'

TP.HCM thúc đẩy công nghiệp thành trụ cột phát triển đô thị mới

TP.HCM kêu gọi hành động mạnh mẽ để công nghiệp trở thành 'xương sống' phát triển đô thị mới.

TP.HCM thúc đẩy công nghiệp thành trụ cột phát triển đô thị mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar