28/05/2024 19:04 GMT+7

Nhà máy cấp nước bị thế chấp, hàng ngàn hộ dân thắc thỏm lo thiếu nước

Nhà máy Cấp nước Chư Sê (Gia Lai) là tài sản thế chấp của chủ đầu tư tại ngân hàng, nay ngân hàng đề nghị thi hành án, hàng ngàn khách hàng sử dụng nước đang nơm nớp lo lắng không có nước sinh hoạt.

Nhà máy Cấp nước Chư Sê tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai - Ảnh: K.L.

Nhà máy Cấp nước Chư Sê tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai - Ảnh: K.L.

Liên quan vụ việc tại Nhà máy Cấp nước Chư Sê (Gia Lai) bị cắt điện vì nợ tiền điện, làm đảo lộn sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân ở huyện này, ngày 28-5, Tuổi Trẻ Online ghi nhận việc cấp nước cho khách hàng của nhà máy đã khôi phục.

Nhà máy cấp nước là tài sản thế chấp khoản vay ngân hàng

Tuy nhiên, theo người dân, đây không phải là lần đầu tiên Nhà máy Cấp nước Chư Sê bị cắt điện vì nợ tiền điện, mà đã nhiều lần như vậy. Hàng ngàn hộ dân là khách hàng sử dụng nước do nhà máy này cấp đang lo lắng việc có thể họ lại bị dừng cấp nước đột ngột, vì nhà máy đang là tài sản đảm bảo của một khoản nợ mà ngân hàng đã có đơn yêu cầu thi hành án.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, Nhà máy Cấp nước Chư Sê do Công ty CP Cấp nước Chư Sê đầu tư, đi vào hoạt động từ năm 2018 với công suất thiết kế 9.000m3/ngày đêm, quy mô phục vụ 8.000 khách hàng.

Tuy nhiên, do lượng khách hàng sử dụng nước của nhà máy chỉ khoảng 1.600 hộ, nên nhà máy rơi vào thua lỗ. Sau nhiều năm nợ nần kéo dài, phía ngân hàng cho vay dự án đã khởi kiện chủ đầu tư ra tòa nhằm thu hồi khoản vay.

Tháng 11-2023, TAND huyện Chư Sê xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và bị đơn là Công ty CP Cấp nước Chư Sê.

Tòa tuyên bị đơn có nghĩa vụ trả cho Vietinbank tổng cộng nợ gốc và nợ lãi 71 tỉ đồng.

Trường hợp bị đơn không trả nợ, nguyên đơn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp theo hợp đồng thế chấp tài sản, bao gồm toàn bộ tài sản hình thành từ dự án nhà máy cấp nước và các quyền phát sinh tới dự án, cùng một số tài sản khác theo hợp đồng thế chấp.

Sau phiên tòa, ông Lê Vĩnh Thịnh - giám đốc Công ty CP Cấp nước Chư Sê - có thư chấp thuận bàn giao nhà máy cấp nước để ngân hàng thu hồi nợ.

Trong thư này, phía chủ đầu tư nhà máy cấp nước đề nghị tòa án yêu cầu ngân hàng quyết toán, hoàn trả số tiền thừa tại thời điểm kết thúc phiên tòa sơ thẩm.

Cụ thể, theo chủ đầu tư, giá trị dự án mà ngân hàng định mức và công bố là 108 tỉ đồng, trong khi nợ gốc và nợ lãi của dự án là 71 tỉ đồng. Do đó, ngân hàng phải hoàn trả cho chủ đầu tư gần 37 tỉ đồng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Thịnh cho rằng sau khi bản án có hiệu lực, chủ đầu tư chấp nhận bàn giao tài sản cho ngân hàng, coi như đã hết trách nhiệm với nhà máy. Tuy nhiên, đến nay phía ngân hàng vẫn chưa thực hiện tiếp quản nhà máy.

Lo người dân không có nước sinh hoạt

Trong khi đó, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, sau khi có bản án, Vietinbank đã có đơn đề nghị Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai thi hành bản án.

Khu vực lấy nước thô của Nhà máy Cấp nước Chư Sê - Ảnh: K.L.

Khu vực lấy nước thô của Nhà máy Cấp nước Chư Sê - Ảnh: K.L.

Một lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai cho biết đã nhiều lần mời chủ đầu tư nhà máy nước làm việc nhưng bị đơn không hợp tác.

Theo cơ quan này, nếu các bên không tự nguyện thỏa thuận được, cơ quan thi hành án sẽ kê biên tài sản để định giá, tổ chức bán đấu giá, thu hồi tài sản cho nguyên đơn.

Tuy nhiên, trong vụ việc này phát sinh rắc rối là nhà máy nước đang cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân. Trong thời gian kê biên, bán đấu giá, nhà máy dừng hoạt động sẽ ảnh hưởng rất lớn tới bà con.

Ngoài ra, việc tổ chức định giá tài sản, đặc biệt là hệ thống đường ống ngầm khó khăn khi chủ đầu tư không hợp tác.

Cơ quan này đã đề xuất một số phương án để duy trì hoạt động nhà máy trong thời gian kê biên, như nhờ các đơn vị có chuyên môn đứng ra vận hành giúp nhưng không có kết quả.

Trong khi đó, người dân sử dụng nước phản ánh tiền nước hằng tháng họ vẫn đóng đủ, nhưng nay phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ không biết khi nào nhà máy lại cắt nước!

Nợ đơn vị cấp nước thô nửa tỉ đồng

Theo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai, ngoài việc nợ tiền điện nhiều tháng chưa trả, nợ phía ngân hàng, chủ đầu tư Nhà máy Cấp nước Chư Sê còn nợ Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Gia Lai khoảng 500 triệu đồng tiền cung cấp nước thô.

Công ty này đã khởi kiện ra tòa và tòa cũng tuyên buộc Công ty CP Cấp nước Chư Sê phải trả khoản nợ nêu trên. Hiện Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Gia Lai đã có yêu cầu thi hành án.

Vụ khách hàng bị cắt nước oan uổng, đã cấp điện lại cho nhà máy nước

Liên quan đến vụ nhân viên thu tiền nước nhưng không nộp, khách hàng bị cắt nước oan uổng, chiều 27-5, Công ty Điện lực Gia Lai đã đóng điện trở lại cho Nhà máy Cấp nước Chư Sê.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực vành đai 1 từ tháng 7-2026

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi xe cộ, bảo đảm đến ngày 1-7-2026 không còn mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực vành đai 1 từ tháng 7-2026

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Cháy cây xăng, lửa ngùn ngụt gần khu dân cư

Một vụ cháy cây xăng ở Bắc Ninh vừa được lực lượng chức năng cơ bản dập tắt nhưng thiệt hại lớn về tài sản.

Cháy cây xăng, lửa ngùn ngụt gần khu dân cư

Đề xuất đầu tư mỗi xã ở Đà Nẵng 500 triệu đồng mua máy móc, nâng tốc độ Internet

Trước yêu cầu xử lý hồ sơ hành chính trên môi trường mạng ngày càng nhiều, Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng đề xuất bố trí tổng 500 triệu đồng mỗi xã để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Đề xuất đầu tư mỗi xã ở Đà Nẵng 500 triệu đồng mua máy móc, nâng tốc độ Internet

Tối nay, một khách hàng Vietlott đã trúng số tiền kỷ lục: hơn 344,9 tỉ đồng

Thông tin về kết quả kỳ quay số mở thưởng tối nay 12-7, Vietlott cho biết có một khách hàng đã trúng giải Jackpot hơn 344,9 tỉ đồng, lớn nhất từ trước đến nay.

Tối nay, một khách hàng Vietlott đã trúng số tiền kỷ lục: hơn 344,9 tỉ đồng

Cháy cửa hàng bán sơn ở phường Kon Tum, người dân nghe nhiều tiếng nổ lớn

Một vụ cháy kèm tiếng nổ lớn xảy ra ở phường Kon Tum, Quảng Ngãi. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã có mặt dập lửa.

Cháy cửa hàng bán sơn ở phường Kon Tum, người dân nghe nhiều tiếng nổ lớn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar