03/04/2023 20:03 GMT+7

Nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới bị trừng phạt vì 'làm thêm'

Nhà khoa học Rafael Luque bị Đại học Córdoba, Tây Ban Nha đình chỉ 13 năm vì ký hợp đồng nghiên cứu với các trường ở Nga và Saudi Arabia.

Nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới bị trừng phạt vì làm thêm - Ảnh 1.

Nhà khoa học Rafael Luque - Ảnh: INNOVATORS UNDER 35

Đại học Córdoba (Tây Ban Nha) đã xử phạt nhà khoa học Rafael Luque vì đứng chân làm nhà nghiên cứu tại Đại học King Saud ở Riyadh (Saudi Arabia) và Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga ở Matxcơva, trong khi vẫn có hợp đồng công chức toàn thời gian ở Tây Ban Nha.

Ông Luque, sinh ra ở thành phố Córdoba 44 năm trước, là một trong những nhà khoa học giỏi nhất ở Tây Ban Nha. 

Ông đã công bố khoảng 700 nghiên cứu, chủ yếu trong lĩnh vực được gọi là hóa học xanh. Trong quý đầu tiên của năm 2023, ông đã xuất bản 58 công trình.

Trong 5 năm qua, nhà hóa học Luque nằm trong danh sách các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất thế giới, theo tổng hợp của công ty phân tích dữ liệu Mỹ Clarivate.

Các đại học trên khắp thế giới rất muốn thuê các nhà khoa học như ông Luque, vì một tên tuổi tầm cỡ như vậy có thể đưa trường thăng lên hàng trăm bậc trên các bảng xếp hạng học thuật quốc tế, đồng nghĩa với việc thu hút được nhiều sinh viên và học phí hơn.

“Không có tôi, Đại học Córdoba sẽ giảm 300 điểm. Họ đã tự bắn vào chân mình”, ông Luque nói sau khi nhận quyết định ngưng công tác.

Dù ông Luque thừa nhận đã bỏ qua các quy định của Đại học Córdoba để hợp tác với các tổ chức khác, nhưng ông khăng khăng cho rằng việc xử phạt là do "ghen tị và thiếu hiểu biết".

Nhà hóa học nổi tiếng tuyên bố: “Trong tài khoản ngân hàng của tôi, họ sẽ không tìm thấy một xu nào từ Nga hay Saudi Arabia hay bất kỳ nơi nào khác”. 

Ông khẳng định chưa bao giờ nhận tiền “trực tiếp” từ người Saudi Arabia hay Nga, ngoài tài trợ cho các phân tích của mình.

Trên một vài diễn đàn về nghiên cứu khoa học, có ý kiến của một số nhà khoa học tỏ ra nghi ngờ các công trình nghiên cứu của ông Luque có liên quan đến việc mua bán mờ ám tư liệu nghiên cứu. Nhưng tất cả chỉ dừng ở mức nghi vấn.

Hơn một thập kỷ trước, các trường đại học hàng đầu của Saudi Arabia đã triển khai các chương trình tuyển dụng các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới. 

Ví dụ, Đại học King Abdulaziz bắt đầu cung cấp cho các nhà nghiên cứu khoảng 76.000 USD/năm, với điều kiện họ chỉ dành một tuần/năm hoạt động trong khuôn viên trường và tất nhiên, thêm tên của đại học ở Saudi Arabia vào nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học.

Trong hệ thống khoa học hiện tại, các nhà nghiên cứu được đánh giá theo số lượng nghiên cứu mà họ công bố trên các tạp chí được bình duyệt và theo số lần các bài báo này được các đồng nghiệp khác trích dẫn.

Nhiều nhà khoa học nổi tiếng bị dọa giết vì có ý kiến về dịch COVID-19

TTO - Nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới đã kêu cứu với tuần báo Nature, rằng họ đã nhận được những lời đe dọa giết chết hoặc bạo lực thể chất, tình dục khi có ý kiến về dịch COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar