28/03/2025 14:38 GMT+7

Nhà đầu tư quốc tế: Chính sách của Việt Nam cần có tính đồng nhất hơn

Để dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam không gặp trở ngại, nhà đầu tư nước ngoài cho rằng Việt Nam cần tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính đồng nhất của chính sách.

chính sách - Ảnh 1.

Phiên thảo luận trao đổi với lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tại hội nghị - Ảnh: CTV

Cần tính đồng nhất trong chính sách

"Thủ tục hành chính chưa thực sự thông suốt. Việc thực thi chính sách thuế còn thiếu nhất quán và khó dự đoán", ông Jeong Ji-Hoon - phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam - chia sẻ tại hội nghị Quỹ đầu tư và Đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam do Bộ Tài chính tổ chức sáng 28-3.

Theo ông Jeong Ji-Hoon, Việt Nam được nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao về tiềm năng, thậm chí coi đây là một trong những điểm đến ưu tiên khi xem xét mở rộng đầu tư ra nước ngoài.

Tuy nhiên khi triển khai đầu tư và hoạt động kinh doanh thực tế, họ phải đối mặt với nhiều vướng mắc trong thủ tục hành chính.

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng Việt Nam cần làm rõ các quy định pháp lý và thủ tục liên quan đến FDI; đồng thời, đảm bảo tính đồng nhất khi thực thi các chính sách, tránh tình trạng có sự khác biệt giữa các địa phương.

Ông Chung Seck, luật sư thành viên của Baker McKenzie Việt Nam kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại TP.HCM - cũng đồng quan điểm với ông Jeong Ji-Hoon.

Ông Chung Seck quan sát dù có những cải thiện nhưng môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn là một thách thức với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung.

"Thực thi pháp luật không nhất quán, quan liêu và thiếu minh bạch có thể tạo ra sự không chắc chắn làm ngăn cản các nhà đầu tư tiềm năng", ông Chung Seck nói.

Vốn tắc đường vào vì giới hạn sở hữu

Để dòng vốn đầu tư không chỉ vào Việt Nam mà còn được sử dụng hiệu quả, bên cạnh việc cải thiện môi trường pháp lý, thị trường cũng cần có thêm các sản phẩm đầu tư chất lượng. Đây là yếu tố then chốt giúp thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Albert Kwang Chin Ting - chủ tịch Công ty Chứng khoán và Công ty Quản lý quỹ Phú Hưng - cho rằng việc cần làm trong giai đoạn ngắn hạn là đẩy nhanh tiến độ IPO của các tập đoàn lớn và doanh nghiệp nhà nước. Đây là nguồn có thể góp phần tăng số lượng cổ phiếu chất lượng cao trên thị trường niêm yết.

Bên cạnh đó, cần xem xét nâng giới hạn sở hữu nước ngoài lên 65% ở một số ngành. Ông Albert Kwang Chin Ting cho biết Phú Hưng đã tham vấn các nhà quản lý quỹ tại Đài Bắc, những đơn vị đang trực tiếp quản lý cho 14,5% tổng số quỹ, để đưa ra các khuyến nghị thu hút thêm nhà đầu tư gián tiếp (FII) vào Việt Nam. Theo đó, khuyến nghị đầu tiên được đưa ra là nâng giới hạn sở hữu nước ngoài.

"Các nhà quản lý quỹ có số vốn trên 500 triệu USD không thể thực hiện được giao dịch do giới hạn sở hữu nước ngoài", ông Albert Kwang Chin Ting nói.

chính sách - Ảnh 2.

Ông Đỗ Minh, giám đốc quốc gia Quỹ đầu tư Warburg Pincus - Ảnh: HỒNG PHÚC

Đồng quan điểm, ông Đỗ Minh - giám đốc quốc gia Quỹ đầu tư Warburg Pincus - cũng đề xuất tăng giới hạn sở hữu nước ngoài, đối với các nhà đầu tư chiến lược và tài chính.

Theo ông Minh, hiện nay tỉ lệ sở hữu nước ngoài tối đa trong một ngân hàng thương mại tại Việt Nam là 30%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Ấn Độ (74%), Indonesia (99%), Thái Lan (không giới hạn) hay Singapore (không giới hạn).

Ngay cả khi tăng lên khoảng 50% (tương đương ngành hàng không), theo ông Minh, tỉ lệ này vẫn thấp hơn so với các thị trường trong khu vực.

"Chúng tôi hiểu rằng Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ lo ngại việc các ngân hàng nước ngoài nắm giữ cổ phần chi phối có thể ảnh hưởng đến chủ quyền kinh tế. Tuy nhiên điều này ít ảnh hưởng hơn nếu áp dụng cho các nhà đầu tư tài chính như quỹ đầu tư hoặc nhà đầu tư chiến lược", ông Minh nói.

Không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng, ông Minh nhấn mạnh sự cần thiết của việc cải thiện quy định về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Ông đề xuất, các quy định về IPO cần tính đến đặc thù của doanh nghiệp công nghệ, fintech và start-up, những doanh nghiệp tạo nhiều việc làm chất lượng cao nhưng có mô hình kinh doanh khác biệt so với các doanh nghiệp truyền thống.

Thêm hàng chất lượng, chứng khoán mới hấp dẫn

Các chuyên gia thừa nhận thị trường chứng khoán Việt Nam như 'quán ăn', đồ ăn thiếu, phục vụ không tốt... nên nhà đầu tư sẽ tới nơi khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao

Tình trạng khách sạn quảng cáo hạng sao sai lệch đang ngày càng phổ biến, khách du lịch cần tỉnh táo khi đặt phòng để tránh bị lừa.

Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao

Thu hút người tài ngành nông nghiệp và môi trường: Đãi ngộ gắn với cổ phần, doanh thu dự án?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết đã ban hành kế hoạch đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thu hút người tài ngành nông nghiệp và môi trường: Đãi ngộ gắn với cổ phần, doanh thu dự án?

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thu nhập chịu thuế dựa theo giá đất.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Nhiều thương hiệu thời trang nội địa đang xuất hiện phổ biến trong giỏ hàng mua sắm của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar