03/07/2019 10:34 GMT+7

Nhà cung cấp cho Nike, Adidas cạnh tranh nhân công với Apple, Dell

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Các hãng may mặc đang trì hoãn kế hoạch mở rộng của họ tại Việt Nam vì lo lắng chiến tranh thương mại sẽ đẩy giá nhân công lên cao khi các tập đoàn công nghệ tìm về đây để chạy khỏi Trung Quốc, theo Nikkei Asian Review ngày 2-7.

Nhà cung cấp cho Nike, Adidas cạnh tranh nhân công với Apple, Dell - Ảnh 1.

Một xưởng sản xuất giày tại Hà Nội - Ảnh: REUTERS

Đối với nhiều nhà sản xuất cho các nhãn hiệu lớn như Nike, Adidas, Uniqlo và H&M, Việt Nam vốn là xưởng gia công lớn nhất của họ.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều nhà cung cấp cho những "ông lớn" như Apple, Dell, Google và Amazon đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, nhằm tránh thuế nhập khẩu của Mỹ đánh vào Trung Quốc. Đây là điều đẩy cuộc cạnh tranh nhân lực và đất công nghiệp tại Việt Nam lên cao.

Thời điểm vàng đã qua

Hãng Makalot Industria cho biết họ sẽ giảm tốc kế hoạch mở rộng các cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

"Ngày càng nhiều doanh nghiệp đến với Việt Nam... Trong tương lai gần, chúng tôi dự đoán sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt và cạnh tranh tuyển dụng sẽ trở nên gắt gao hơn", chủ tịch kiêm CEO của Makalot, Frank Chou, nói với Nikkei Asian Review.

Ông Chou cũng cho rằng riêng với ngành may mặc, thời điểm vàng để đầu tư vào Việt Nam có thể đã trôi qua, các doanh nghiệp sẽ phải học cách thích nghi với môi trường khó khăn hơn.

Makalot Industrial là đối tác của những nhãn hiệu thời trang như GAP, Walmart, Zara, và H&M. Việt Nam là xưởng sản xuất lớn nhất của hãng này, chiếm tới 37% sản lượng của hãng. 

Tuy nhiên, ông Chou cho biết sắp tới Makalot sẽ tập trung mở rộng nhiều hơn tại Indonesia, nơi được cho là sẽ trở thành cơ sở sản xuất lớn nhất của hãng trong vòng 3-5 năm tới.

Nhà cung cấp cho Nike, Adidas cạnh tranh nhân công với Apple, Dell - Ảnh 2.

Một cửa hàng đồ thể thao tại thành phố Marseille, Pháp - Ảnh: REUTERS

Không chỉ có Makalot, phó chủ tịch Roger Lo của công ty sản xuất đồ thể thao Eclat Textile nói họ cũng sẽ ngừng mở rộng tại Việt Nam.

Eclat Textile được nhận diện là nhà cung lớn nhất trong lĩnh vực đồ thể thao, cũng như đang là đối tác của Nike, Under Armour và Lululemon. Việt Nam cùng Đài Loan đang chiếm hầu hết hoạt động sản xuất của hãng này.

"Từ năm nay, chúng tôi sẽ không tăng thêm năng suất cho các cơ sở tại Việt Nam. Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm các quốc gia khác để mở rộng đầu tư", ông Lo tuyên bố.

Cạnh tranh lao động và mặt bằng

Nikkei Asian Review nhận định nhờ dân số 95 triệu người và vị trí địa lý thuận lớn, Việt Nam từ lâu trở thành điểm đến ưa thích của các hãng dệt may và giày dép trên thế giới. Điểm thu hút của Việt Nam nằm ở nhân công giá rẻ và nguồn nhân lực trẻ dồi dào.

Thế nhưng, lương tối thiểu của Việt Nam đã tăng từ 1 triệu đồng/tháng lên 4,18 triệu đồng/tháng trong vòng 1 thập kỷ qua. Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu tất cả các nhà sản xuất phải tăng lương thêm 10% mỗi năm.

Đa số các doanh nghiệp ngoại vốn đưa ra mức lương cao hơn nhiều so với mức tối thiểu. Trong khi đó, toàn bộ gói lương còn bao gồm cả bảo hiểm cùng nhiều khoản thưởng và phụ cấp.

Ngoài ra, người phát ngôn của Pou Chen, "ông hoàng" giày thể thao đứng sau những thương hiệu nổi tiếng như Nike và Adidas, cho biết chi phí mặt bằng tại Việt Nam cũng tăng đều mỗi năm và chưa hề có dấu hiệu quay đầu.

"Về đường dài, chúng tôi không nghĩ tại Việt Nam còn quá nhiều đất để tăng sản lượng cùng nhân viên", người đại diện Pou Chen cho biết.

Tính cả năm 2018, 46% trong tổng số 326 triệu đôi giày của Pou Chen được sản xuất tại Việt Nam. 

Con số này giảm xuống 43% trong quý 1-2019. Trong khi đó tại Indonesia, sản xuất của Pou Chen tăng từ 37% lên 41% trong cùng kỳ.

Tuy nhiên, Pou Chen cho rằng việc di dời sản xuất không phải đáp án cho bài toán cạnh tranh tại Việt Nam.

"Điều đó không có nghĩa chúng tôi nhất thiết phải chuyển đi nơi khác ngoài Việt Nam, đó là điều phi thực tế. Tuy nhiên, nó hàm ý rằng chúng tôi phải tự cải tiến bản thân bằng tự động hóa để giảm bớt nhu cầu nhân lực trong đường dài, giữ vững thế mạnh cạnh tranh. Chúng tôi sẽ điều chỉnh năng lực sản xuất của mình thật uyển chuyển", người phát ngôn của hãng cho biết.

Bức tranh chung về cơ sở hạ tầng, chất lượng và hiệu suất lao động của Việt Nam được đánh giá là vẫn giữ lợi thế cạnh tranh trong ngành giày dép, dù chi phí nhân công có tăng, theo Pou Chen.

TTO - Không chỉ mở ra cơ hội đa dạng hóa thị trường cho Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định thương mại EVFTA còn là thông điệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar