12/07/2023 14:30 GMT+7

Nhà cửa bỗng thành đất rừng phòng hộ

Đất ở, đất rừng sản xuất người dân canh tác lâu nay ở Quảng Nam bỗng dưng bị đưa vào quy hoạch đất rừng phòng hộ. Rất nhiều người dân không hề hay biết về việc này.

Nhà của người dân và dự án của doanh nghiệp ở khu vực ven biển qua xã Bình Minh, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) đã nằm trong quy hoạch đất rừng phòng hộ - Ảnh: T.B.D.

Nhà của người dân và dự án của doanh nghiệp ở khu vực ven biển qua xã Bình Minh, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) đã nằm trong quy hoạch đất rừng phòng hộ - Ảnh: T.B.D.

Giờ đây, mọi hồ sơ liên quan đều không được giải quyết. Người dân mất nơi ăn chốn ở và đất trồng trong khi địa phương vẫn đang lúng túng.

Không thể làm gì trên đất nhà mình

Căn nhà của ông Võ Văn Ý nằm ở ngoài cùng khu dân cư ven biển thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình. Căn nhà hai tầng cả nhà làm ăn sinh sống lâu nay.

Ông Ý được cha mẹ chia cho khoảnh đất rộng 266m2 và đã làm thủ tục đất thổ cư, nay khu đất này lại được "khoanh" và đưa vào quy hoạch đất rừng phòng hộ.

Ông Ý vừa trở về sau hai tháng lênh đênh trên tàu câu mực ngoài biển. Cả nhà không tin đất của mình đã bị đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ.

"Tui đi quanh năm trên biển, cũng chẳng thấy có ai xuống đây đo đạc, lấy thông tin. Mảnh đất ba mẹ chia cho tui đã làm "sổ đỏ" từ lâu, giờ đã thành đất rừng phòng hộ. Làm sao có thể an yên chấp nhận việc này!" - ông Ý nói.

Nhiều người dân có nhà cửa, đất rừng sản xuất ổn định từ hàng chục năm qua cũng bất ngờ khi hay tin nhà cửa, vườn tược của họ bị nằm trong bản quy hoạch rừng phòng hộ ven biển của tỉnh Quảng Nam.

Bà Nguyễn Thị Sâm - xã Bình Dương, huyện Thăng Bình - nói: "Chúng tôi không hề hay biết chuyện này cho tới khi lên xã làm thủ tục biến động đất đai thì mới được thông tin".

Khoảnh đất rộng hơn 1.000m2 của bà Nguyễn Thị Mai và chồng là ông Nguyễn Tấn Dũng nằm ven biển đoạn qua thôn Hà Bình, xã Bình Minh.

Mới đây khi đi làm thủ tục biến động đất đai mới biết là 849m2 trong khu đất đã bị đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ. 

"Ít năm nay, đất ở đây họ bán cả tỉ đồng mỗi lô. Tôi quyết giữ lại để chia cho con. Giờ chết đứng!" - bà Mai nói.

Hàng chục hộ dân khác trong tình cảnh tương tự như bà Mai.

Quy hoạch chỉ theo bản đồ?

UBND xã Bình Minh hiện đang có 50-70 hồ sơ đất đai của người dân trong diện không thể giải quyết vì vướng quy hoạch đất rừng phòng hộ. Đa phần số đất này đều được bà con canh tác, làm nhà ở ổn định từ trước tới nay.

Một cán bộ xã Bình Minh cho biết chỉ tới khi bán đất, chuyển nhượng hoặc tách thửa, làm sổ, "lên bìa" thì bà con mới hay tin.

Hồ sơ dù đầy đủ nhưng phải nằm lại vì dính quy hoạch rừng phòng hộ. Ở Thăng Bình thậm chí có những dự án đã được phê duyệt xây dựng và khai thác thương mại nhưng vẫn bị đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ.

Thực trạng đất ở, đất rừng sản xuất bị đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ khiến địa phương lúng túng. Số hồ sơ tồn đọng tại xã ngày càng nhiều.

Theo bà Nguyễn Thị Hoa - chủ tịch UBND xã Bình Minh, xã liên tục kiến nghị lên cấp trên đề nghị có cách đảm bảo quyền lợi cho dân nhưng tới nay mọi việc vẫn chưa có kết quả.

Một cán bộ xã Bình Minh nói: "Khi quy hoạch chúng tôi cũng không nắm được. Đúng ra phải hỏi ý kiến địa phương, có khảo sát rồi công bố quy hoạch cho dân nắm".

Gỡ khó cách nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết không riêng ở vùng biển mà cả các huyện miền núi tại Quảng Nam đang có rất nhiều diện tích đất chồng lấn giữa đất ở, đất rừng sản xuất của dân bị đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ.

Theo lãnh đạo này thì khi làm quy hoạch, các quy trình phải thực hiện đầy đủ từ việc lấy ý kiến dân, họp với đại diện xã, lấy ý kiến qua rất nhiều ngành.

Bản quy hoạch rừng phòng hộ của Quảng Nam được UBND tỉnh Quảng Nam thuê cơ quan tư vấn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm. Khi triển khai, đơn vị này dựa trên bản đồ. Tuy nhiên bản đồ với thực trạng lại có sự khác nhau, có nhiều phần đất trên đó có đất đai, nhà cửa lâu nay.

"Nhưng cán bộ địa phương lại cho rằng không được đơn vị nào lấy ý kiến"? Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam nói rằng thực tế là có làm quy trình, lấy ý kiến đầy đủ.

"Nhưng lúc lấy ý kiến thì cán bộ địa phương không có ý kiến gì, vẫn ký vào biên bản. Tới nay khi xảy ra chuyện thì lại bảo rằng không được lấy ý kiến".

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết tỉnh đang xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đưa ra giải pháp tháo gỡ.

Cách thứ hai mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam đang đề xuất là sẽ thu hồi diện tích đất của bà con bị nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ rồi bồi thường theo quy định. Sau đó diện tích này sẽ được tiếp tục giao lại cho bà con quản lý nhằm giữ rừng phòng hộ.

Lấy đất rừng phòng hộ cấp cho... quan chức, doanh nghiệp

TTO - Thanh tra tỉnh Đắk Nông đã có kết luận về công tác quản lý đất đai tại huyện Đắk Song, trong đó có việc địa phương cấp đất rừng cho quan chức và doanh nghiệp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem clip đánh dã man 2 học sinh ở tiệm Internet mà nhói lòng, đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông

Từ báo cáo của UBND phường Tân Thới Hiệp (TP.HCM), nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Tiệm này hoạt động có sai giờ giấc quy định?

Xem clip đánh dã man 2 học sinh ở tiệm Internet mà nhói lòng, đề nghị xử lý nghiêm người đàn ông

Người dân Quảng Ngãi sử dụng song song biển số xe có đầu số 76 và 82

Đối với cấp mới, người dân Kon Tum (cũ) được cấp biển 82, người dân Quảng Ngãi (cũ) được cấp biển 76.

Người dân Quảng Ngãi sử dụng song song biển số xe có đầu số 76 và 82

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Tạm giữ hình sự 2 người vụ rút súng K54 đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng

Công an tỉnh Phú Thọ đã tạm giữ hình sự hai người ở Hưng Yên và Hải Phòng trong vụ rút súng K54 đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng, tỉnh Phú Thọ.

Tạm giữ hình sự 2 người vụ rút súng K54 đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Bán 150.000 đồng tô bún, 150.000 đồng suất bánh cuốn, bị xử phạt 750.000 đồng có thỏa đáng?

Nhiều độc giả cho rằng mức xử phạt 750.000 đồng đối với nhà hàng Thu Hương (Bãi Cháy, Quảng Ninh) khi bán 150.000 đồng 1 tô bún, 150.000 đồng 1 suất bánh cuốn là quá nhẹ.

Bán 150.000 đồng tô bún, 150.000 đồng suất bánh cuốn, bị xử phạt 750.000 đồng có thỏa đáng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar