25/03/2025 08:55 GMT+7

Nhà có người điên

Những người có bệnh tâm thần đã khổ, người thân trực tiếp của họ còn khổ hơn. Nhà có người điên, phải làm sao?

Nhà có người điên - Ảnh 1.

Các bệnh nhân tâm thần được vận động trong phòng phục hồi chức năng (ảnh chụp tại Bệnh viện Tâm thần trung ương 1, Hà Nội) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Cô giáo của con tôi gọi điện: "Chị ơi, cháu vừa uống hết lọ thuốc". Ngay sau đó, cô đưa con vào bệnh viện quận rửa ruột. Đó là năm 2022, đang mùa Covid. Những lần ra vào bệnh viện tâm thần chăm con thường xuyên hơn. Có những lúc bước ra khỏi cổng bệnh viện, hòa vào dòng người hối hả, má tôi ướt nước mắt lúc nào không biết.

Tôi không chỉ thương con tôi, tôi thương những ông bố bà mẹ của các bệnh nhân khác. Bố mẹ một thanh niên nằm điều trị cùng phòng với con tôi, hai bác có tiệm tạp hóa buôn bán nhỏ ở quận 8 để nuôi đứa con trai út 26 tuổi. Anh này chỉ ăn, hút thuốc, quậy phá cả ngày. Không ít lần cậu đánh đấm, tát bố mẹ già vì không đưa tiền hoặc làm trái ý cậu. Có lúc nửa đêm cha mẹ phải lao ra khỏi nhà hô hoán nhờ hàng xóm giúp vì bị con đánh. Nhiều lần con dọa tưới xăng đốt nhà.

Những người như cậu hay như con tôi, lúc tỉnh lúc mê, đi làm, đi học đều bị từ chối...

Con gái của bạn tôi, hơn 20 tuổi, chỉ khóa trái cửa trong phòng kín, không ra ngoài ăn uống. Một người bệnh khác lại luôn tìm mọi thứ để ăn, chỉ trừ lúc ngủ. Có người cả tháng không vệ sinh cá nhân, không nói chuyện... Cùng phòng với con tôi, một thanh niên 33 tuổi đã từng làm nhân viên của một ngân hàng, kể chuyện: "Lâu lâu em lên cơn, đập phá hết đồ đạc trong nhà. Gia đình phải giam lỏng em ở căn phòng trên lầu bốn". Nằm viện cả tháng, người nhà của cậu không ai vào thăm: "Gia đình cho em vô đây, quăng cục lơ luôn, chừng nào bác sĩ đuổi thì tự đi xe ôm về" - cậu kể.

Tôi khó có thể quên khuôn mặt người mẹ có con trầm cảm. Cậu là sinh viên đang học năm thứ 4 đại học ở Nhật thì phải về nước do chứng trầm cảm. Trừ những lúc đi vệ sinh, cậu chỉ ngồi bó gối trên giường. Cả ngày, hai mẹ con họ nói với nhau có lẽ chỉ chục câu, ngôn ngữ còn lại của người mẹ là những tiếng thở dài. Có khi, hai mẹ con ngồi hàng giờ như hai bức tượng.

Những người có bệnh tâm thần đã khổ, người thân trực tiếp của họ còn khổ hơn. Họ phải chịu đựng căn bệnh của người thân, sống cùng lo âu và bất an cả ngày lẫn đêm, triền miên năm này qua năm khác. Họ chẳng thể đoán được người bệnh có thể sắp làm gì. Tôi và người thân đã trải qua những đêm mất ngủ vì con. Đứa con thứ hai của tôi cũng từng sang chấn tâm lý vì anh nó.

Ai hỗ trợ người chăm bệnh nhân tâm thần?

Những bác sĩ, điều dưỡng đang điều trị cho người bệnh cũng rất cực. Tôi đã gặp nhiều bác sĩ, bản thân họ cũng không giấu nổi những lúc bị rút cạn năng lượng. Họ cũng là nhóm người thực sự rất cần được chữa lành. Nhưng ai sẽ làm việc đó?

Cả nước có hơn 3 triệu bệnh nhân tâm thần, số người có vấn đề về tâm thần, tâm lý lớn hơn rất nhiều. Số người thân liên quan đến nhóm này gấp mấy lần số người có bệnh.

Chúng ta vẫn có thói quen nhìn những người tâm thần và người thân của họ với ánh mắt và thái độ ngầm né tránh hoặc thương hại. Đó là một sự phân biệt.

Tôi ước gì Bộ Y tế xây dựng được kênh thông tin chính thức để hỗ trợ cho người nhà những bệnh nhân tâm thần, có thể là một trang web đầy đủ kiến thức, thông tin, cách ứng xử cho người thân và người có tâm bệnh.

Một đường dây nóng tư vấn miễn phí 24/24 giờ về sức khỏe tâm thần có lẽ không quá sức của Chính phủ. Có nó, hàng triệu con người sẽ đỡ vất vả, khi tìm tòi thông tin, học cách xử trí với bệnh nhân.

Đó cũng là cách giảm tải đáng kể cho bác sĩ và bệnh viện tâm thần.

Giám hộ cho người thân bị tâm thần, cần làm gì?

Bác ruột tôi hơn 80 tuổi, bị tâm thần đã hơn 30 năm nay. Ba mẹ đã mất, vợ mất, có 1 người con nuôi cũng bị tâm thần hiện không biết lưu lạc ở đâu. Bác tôi có 3 người em ruột cũng trên 70 tuổi, đều đau ốm, già yếu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Học sinh lớp 5 có cần rình rang làm lễ tri ân và trưởng thành?

Tranh luận nhiều chiều của bạn đọc Tuổi Trẻ Online về việc học sinh lớp 5 có cần làm lễ tri ân và trưởng thành.

Học sinh lớp 5 có cần rình rang làm lễ tri ân và trưởng thành?

Cô gái đạp xe đi lạc ở làn 100km/h trên cao tốc

Trong quá trình tuần tra trên tuyến cao tốc của đại lộ Thăng Long, cảnh sát giao thông Hà Nội đã kịp thời hỗ trợ thiếu nữ đạp xe ở làn đường dành cho ô tô.

Cô gái đạp xe đi lạc ở làn 100km/h trên cao tốc

Đề xuất phân vùng tiền lương tối thiểu mới ở hơn 3.300 xã, phường, đặc khu sau sáp nhập từ ngày 1-7

Chi tiết hơn 3.300 xã phường được đề xuất mức lương tối thiểu vùng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành.

Đề xuất phân vùng tiền lương tối thiểu mới ở hơn 3.300 xã, phường, đặc khu sau sáp nhập từ ngày 1-7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar