19/10/2022 09:15 GMT+7

Nguyên bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk trả lại đất ở khu bảo tồn: 'Tôi hơi buồn chứ chẳng tiếc gì cả'

TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

TTO - Ngay sau khi nhiều cơ quan báo chí thông tin về trang trại của nguyên bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk trong Khu bảo tồn Ea Sô, nhân vật chính là ông Y Luyện Niê K’đăm liền "tuyên bố" ông sẽ rời đi.

Nguyên bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk trả lại đất ở khu bảo tồn: Tôi hơi buồn chứ chẳng tiếc gì cả - Ảnh 1.

Trang trại của ông Y Luyện đang được tháo dỡ, di dời - Ảnh: THẾ THẾ

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngay trong trang trại của ông trong khu bảo tồn (khi con cháu ông đang tháo dỡ chuồng trại, nhà cửa… để trả đất lại cho khu bảo tồn), ông Y Luyện Niê K’đăm kể: Buôn làng của tôi nằm bên kia sông Krông H’Năng nên nơi đây gắn liền với tuổi thơ. Những năm còn chiến tranh, đơn vị của tôi đã có những trận đánh rất quyết liệt tại khu vực này. Tôi hiểu từng mảng rừng, con suối ở đây nên khi về già rất muốn về lại quê hương, nơi gắn bó từ thuở thiếu thời.

Sau giải phóng, tôi phải tham gia nhiều nhiệm vụ và quan trọng nhất là nhiệm vụ vận động FULRO bảo vệ bình yên cho các buôn làng. Nhiệm vụ đó mãi đến năm 1992 mới hoàn thành triệt để.

Năm 1994, tôi có về buôn cũ, định làm nhà để sinh sống, chăn nuôi. Nhưng buôn cũ đông đúc nên tôi qua bên này sông dựng nhà, chăn thả trâu, bò, dê, ngựa. Nhà dựng ngay mép sông với những cây sao cổ thụ ven bờ và trảng cỏ mênh mông, mang đặc trưng thảo nguyên M'Đrắk, quê tôi.

Sau này đã công tác ở tỉnh, tôi thấy khu vực phía đông tỉnh có diện tích rừng lớn, đẹp nhưng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Tôi đề xuất trung ương cho thành lập khu bảo tồn thiên nhiên để ngăn chặn những cơn lũ từ hướng Phú Yên sang cũng như tạo lá phổi xanh cho khu vực khô cằn này.

Để thành lập khu bảo tồn, tôi phải yêu cầu một đơn vị bộ đội xuống đây đóng quân, bóc tách người dân xâm canh làm nhà trên đất rừng. Với sự quyết tâm đó, năm 1999 chính tôi ký quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô với tổng diện tích hơn 27.800ha.

Nguyên bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk trả lại đất ở khu bảo tồn: Tôi hơi buồn chứ chẳng tiếc gì cả - Ảnh 2.

Ông Y Luyện Niê K’đăm

* Tại sao khi thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, ông không tách khu vực đất chăn thả của mình ra ngoài kẻo mất tài sản, mang tiếng?

- Hồi sắp thành lập, anh em họ tham mưu cắt cho tôi mấy trăm hecta để làm khu chăn thả vừa để tôi bảo vệ rừng. Tôi không đồng ý và gạt ngay. Tôi đưa cả nhà mình vào khu bảo tồn. Tôi đâu cần đất, cần rừng để làm gì. Tôi nói với anh em tham mưu là mình chỉ cần khoảng đất trống có suối, có thảm cỏ để chăn nuôi và để sau này già, về có nơi nghỉ. Mình chỉ nghĩ như vậy thôi.

Hồi ấy con suối Krông H’Năng trong và sạch lắm. Thỉnh thoảng anh em ở tỉnh mỗi cuối tuần còn xuống nhà tôi để được tắm sông, ăn cá suối và nghỉ lại trong rừng để thư giãn.

Chính vì gia đình tôi ở đây, các buôn làng lân cận cũng bỏ ý định xâm hại rừng, săn bắt thú. Riêng mình thì có nơi về lại chốn cũ để nhớ về thời trẻ, nghỉ ngơi dưỡng già vì trên phố chật chội, ồn ào.

* Vậy khi báo chí thông tin, ông có tiếc không?

- Báo chí đăng thông tin là quyền của báo thôi. Mỗi người có quyền tiếp cận thông tin và đưa ra quan điểm của mình. Tôi chẳng giận hờn, bực bội gì việc thông tin trang trại của mình vì thực tế tôi cũng muốn rời đi. Do chưa bán hết trâu bò nên mới nấn ná đó thôi.

Tuy nhiên nơi đây gắn liền với cả thời tuổi thơ, thanh xuân và là bản quán nên tôi mới lưu luyến. Tôi chẳng tiếc gì vì mình cũng già, đâu cần gì. Nơi đây chẳng qua cũng là chỗ để anh em bạn bè, lãnh đạo có về thăm thì có chút không gian yên tĩnh để tâm sự, thư thái.

* Vậy quyết định rời đi của ông là do có tác động của các cơ quan của địa phương?

- Không hề. Khi đọc thông tin trên báo, tôi có gọi cho mấy anh bên khu bảo tồn nói sẽ rời đi khi đã bán hết trâu bò. Chưa cán bộ hay lãnh đạo từ khu bảo tồn đến tỉnh gọi để "vận động" tôi rời đi cả. Đây là quyết định của cá nhân tôi vì không muốn vì mình mà người khác bị ảnh hưởng.

* Ông có dự định gì sau khi rời đi không?

- Giờ mình già rồi, về nghỉ ngơi vui vầy với con cháu thôi. Già rồi nên cũng ít đi lại được nữa nên tôi muốn trả lâu rồi. Hơn nữa tôi cũng già nên muốn về trên nhà. Nhưng nếu thỉnh thoảng khu bảo tồn mời thì tôi sẽ xuống cho đỡ nhớ rừng.

Ngoài ra, tôi muốn tặng ngôi nhà cho khu bảo tồn lập chốt bảo vệ mà mấy anh nói không có người. Không có ai ở đây giữ rừng nên tôi hơi buồn và lo chút.

* Ông nghĩ sao về quyết định của mình so với nhiều quan chức vẫn khó buông bỏ tài sản công khi đã nghỉ hưu?

- Tôi không dám nhận xét về người khác vì mỗi người một hoàn cảnh, cách suy nghĩ. Cá nhân tôi thì nơi đây chỉ là chỗ chăn thả, nơi thỉnh thoảng lui tới để nghỉ ngơi, dưỡng già mà thôi nên cũng không có gì căng thẳng cả. Tôi không thể vì mình để ảnh hưởng người khác.

Đắk Lắk phản hồi vụ bãi tập kết cát 'khủng' không phép trong khu bảo tồn

TTO - Liên quan đến vụ tự ý mở bãi tập kết cát "khủng" trong khu bảo tồn, ngày 18-10, ông Lưu Văn Khôi, giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk, cho biết UBND, Tỉnh ủy vừa ủy quyền sở này có văn bản phản hồi cho báo chí.

TRUNG TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu phải đưa Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia vào hoạt động dịp 2-9

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu như vậy sau khi đi kiểm tra tiến độ Trung tâm hội chợ Triển lãm quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) trưa 19-5.

Thủ tướng yêu cầu phải đưa Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia vào hoạt động dịp 2-9

Nâng cấp 6,5km quốc lộ 80 để Hà Tiên kết nối giao thông, phát triển du lịch

Khởi công dự án nâng cấp quốc lộ 80 (đoạn nút N1 - Nguyễn Phúc Chu và Phương Thành - cửa khẩu quốc tế Hà Tiên) chiều dài khoảng 6,5km.

Nâng cấp 6,5km quốc lộ 80 để Hà Tiên kết nối giao thông, phát triển du lịch

Gốc gỗ sưa khủng vừa được phát hiện dưới suối sẽ được xử lý ra sao?

Công an và kiểm lâm địa phương đang triển khai các bước xử lý gốc gỗ sưa khủng vừa được người dân tìm thấy dưới suối.

Gốc gỗ sưa khủng vừa được phát hiện dưới suối sẽ được xử lý ra sao?

Thanh tra quá trình cổ phần hóa tại công ty cà phê bị dân kiện nhiều năm

Sau nhiều năm người dân liên tục khiếu kiện liên quan quá trình cổ phần hóa tại một công ty cà phê, Đắk Lắk đã quyết định thanh tra.

Thanh tra quá trình cổ phần hóa tại công ty cà phê bị dân kiện nhiều năm

TP.HCM đề xuất quản lý số, ngừng in phù hiệu, giấy phép vận tải: Bạn đọc ủng hộ

Bài viết "Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng ngừng in phù hiệu, giấy phép, quản lý số hóa toàn diện" thu hút nhiều bạn đọc ủng hộ.

TP.HCM đề xuất quản lý số, ngừng in phù hiệu, giấy phép vận tải: Bạn đọc ủng hộ

Chánh án tòa tối cao nói về lập tòa chuyên biệt ở Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, Đà Nẵng

Chánh án Lê Minh Trí cho biết đã chỉ đạo nghiên cứu, khẩn trương xây dựng đề án Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng.

Chánh án tòa tối cao nói về lập tòa chuyên biệt ở Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar