26/09/2022 08:22 GMT+7

Nguy hiểm nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em

T.LŨY
T.LŨY

TTO - Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sự nhiễm trùng lan rộng ra khỏi đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng máu, áp xe thận, suy thận...

Nguy hiểm nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Parents.com

Theo thống kê từ Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, mỗi tháng khoa khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận từ 250 - 400 trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu đến khám, trong đó có trường hợp đã bị kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần trẻ.

Bác sĩ Trương Cẩm Trinh - khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ - cho biết nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu ở trẻ em có thể là do nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc nấm; phổ biến nhất là vi khuẩn thuộc hệ vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột. 

Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sự nhiễm trùng lan rộng ra khỏi đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng máu, áp xe thận, suy thận...

Nhiễm trùng tiểu gặp nhiều hơn ở bé gái vì niệu đạo của bé gái (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể) ngắn hơn và gần hậu môn hơn so với bé trai, do đó vi khuẩn dễ dàng đi vào niệu đạo hơn.

Triệu chứng nhiễm trùng tiểu thường biểu hiện: sốt, đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần hơn so với bình thường, tiểu són trong quần, cảm giác đau buốt khi đi tiểu; đau vùng bụng dưới hoặc vùng lưng hông; cảm giác mệt mỏi, chán ăn; thường tiểu dầm vào ban đêm...

Bác sĩ Trinh khuyến cáo phụ huynh giữ vệ sinh vùng kín cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, chú ý thay tã thường xuyên cho trẻ tránh việc mặc tã chứa nhiều nước tiểu và chất bẩn trong nhiều giờ. Đồng thời, sau khi vệ sinh, việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ rất quan trọng. 

Có thể dùng nước ấm, nước sạch vệ sinh và lau khô bộ phận sinh dục, mặc tã hoặc quần khô thoáng, tránh ẩm ướt. Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ cách vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách sau mỗi lần đi tiêu, tiểu.

Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở hệ thống tiết niệu, đặc trưng bởi sự gia tăng số lượng vi khuẩn và bạch cầu niệu một cách bất thường.

T.LŨY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Một nghiên cứu cho thấy ngủ trưa không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1-7, người dân đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng.

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 15, nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất siết chặt từ quản lý hồ sơ công bố các sản phẩm, tương tự một số nước châu Âu.

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

10 trong số 12 người từng hoàn toàn phụ thuộc insulin đã không còn phải tiêm thuốc sau một năm. Hai người còn lại giảm được nhu cầu insulin tới 70%.

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Theo tính toán của Cục Thống kê, Bộ Tài chính về số liệu liên quan đến mức sinh (tổng tỉ suất sinh) của 34 tỉnh/thành phố sau sắp xếp năm 2024 có sự thay đổi ở một số tỉnh mới sáp nhập.

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?

Từ ngày 1-7, Bộ Y tế chính thức bỏ quy định đơn thuốc chỉ có hiệu lực mua trong vòng 5 ngày kể từ ngày kê đơn.

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar