03/04/2025 08:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nguy hiểm nào rình rập khi người bệnh đái tháo đường lái xe ô tô?

Người bệnh đái tháo đường có thể gặp biến chứng liên quan đến hạ đường huyết, mất cảm giác ở bàn chân, suy giảm thị lực hoặc suy giảm nhận thức gây ảnh hưởng đến việc lái xe.

Nguy hiểm nào rình rập khi người bệnh đái tháo đường lái xe ô tô? - Ảnh 1.

Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý giữ an toàn khi lái ô tô - Ảnh: AI

Tại Việt Nam, theo quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe hiện nay, người có mắc đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 1 tháng sẽ không đủ điều kiện lái xe ở nhóm 3 (lái xe hạng: C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE).

Mặc dù vậy người bệnh đái tháo đường không có tiền sử hôn mê cũng cần lưu ý khi lái xe ô tô. Theo bác sĩ Nguyễn Quang Bảy - trưởng khoa nội tiết - đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, trong quá trình thăm khám, kê đơn cho bệnh nhân ông luôn đặt câu hỏi về nghề nghiệp của người bệnh.

"Nếu bệnh nhân là lái xe thì thường mất thêm ít nhất 3-5 phút nữa để trao đổi kỹ hơn về bệnh và những nguy cơ khi lái xe", bác sĩ Bảy chia sẻ.

Theo chuyên gia này, từ tham khảo hướng dẫn từ các quốc gia khác thì thấy việc người bệnh đái tháo đường lái xe thương mại hay chở khách có nhiều tranh cãi. 

Nhưng đa số đồng ý là họ có thể lái xe cá nhân để đi làm hay đi chơi được nhưng cần được đánh giá thêm một số yếu tố.

Thứ nhất người bệnh có hay bị hạ đường huyết (nặng) không?

Thứ hai người bệnh có bị biến chứng thần kinh ở chân không và cuối cùng là người bệnh có bị biến chứng mắt ảnh hưởng đến thị lực không.

Bác sĩ Bảy chia sẻ hướng dẫn của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đối với việc người bệnh đái tháo đường lái xe như sau:

Đối với các chuyên gia y tế

Thảo luận về lái xe an toàn như một phần của chương trình giáo dục tự chăm sóc bệnh đái tháo đường.

Giáo dục người bệnh đái tháo đường về những biến chứng liên quan đến hạ đường huyết, mất cảm giác ở bàn chân, suy giảm thị lực hoặc suy giảm nhận thức có thể ảnh hưởng đến việc lái xe.

Thường xuyên thảo luận về các rủi ro liên quan đến lái xe với người bệnh đái tháo đường, không chỉ ở thời điểm mới chẩn đoán hoặc khi có sự cố.

Đánh giá các nguy cơ khi người bệnh đái tháo đường lái xe khi có yêu cầu.

Khuyến nghị các biện pháp lái xe an toàn.

Đối với cơ quan cấp phép

Hiểu rằng bản thân bệnh đái tháo đường không liên quan trực tiếp đến các sự cố khi lái xe.

Sử dụng bảng câu hỏi ngắn gọn để phát hiện các tài xế mắc đái tháo đường có nguy cơ cao khi lái xe (chỉ một số người chứ không phải tất cả các tài xế mắc đái tháo đường), dựa trên các yếu tố cá nhân hóa.

Dựa vào kết luận của bác sĩ điều trị để đưa ra các khuyến nghị phù hợp với từng trường hợp.

Chỉ đình chỉ hoặc thu hồi bằng lái xe của người bệnh đái tháo đường nếu đó là cách duy nhất để tránh được các rủi ro một cách rõ ràng.

Tránh đình chỉ bằng lái xe khi bệnh nhân bị hạ đường huyết nặng nếu bác sĩ điều trị và người bệnh giải thích, khắc phục được để không bị tái diễn.

Duy trì các hội đồng đánh giá y tế, có thành viên là chuyên gia về bệnh đái tháo đường để hỗ trợ xây dựng chính sách của cơ quan.

Đối với các tài xế

Trong xe luôn có máy đo đường huyết, kẹo bánh và đồ ăn nhẹ chứa carbohydrate, chất béo và protein. Đo đường huyết trước khi lái xe và định kỳ trong các chuyến đi dài.

Nếu đường huyết trước khi lái xe < 5,0 mmol/L (90 mg/dL): Phải ăn thêm để làm tăng đường huyết lên.

Dừng xe ngay khi có triệu chứng hạ đường huyết, để đo và điều chỉnh đường huyết khi cần.

Phải biết tự xử lý hạ đường huyết bằng glucose tác dụng nhanh, ngay cả khi hạ đường huyết nhẹ. Phải đợi đến khi đường huyết và khả năng nhận thức đã hồi phục mới được lái xe tiếp.

Nên hỏi chuyên gia y tế về đái tháo đường để xem xét liệu có thể áp dụng các công nghệ tiên tiến (CGM, hệ thống bơm insulin tự động...) được không.

Nếu bị biến chứng thần kinh gây rối loạn cảm giác ở chân thì xe ô tô phải có bộ phận điều khiển bằng tay thay thế.

Đái tháo đường type 2 âm thầm 'gieo rắc' 7 biến chứng nguy hiểm

Đái tháo đường type 2 không chỉ khiến bạn khát nước, tiểu nhiều hay mệt mỏi, mà còn âm thầm 'gieo rắc' 7 biến chứng nguy hiểm, từ bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận đến Alzheimer...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar