26/06/2015 00:10 GMT+7

​Nguy cơ nhiều bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc

Nguồn: Bộ Y tế
Nguồn: Bộ Y tế

Mức độ và tốc độ kháng thuốc ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam ngày càng gia tăng, đang ở mức báo động. Nếu không có các giải pháp ngay bây giờ thì trong tương lai, nhiều bệnh nhiễm khuẩn có thể không điều trị được.

Một khảo sát năm 2010 về việc bán thuốc kháng sinh tại gần 3.000 hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp.

Trong đó, có đến 88% thuốc kháng sinh được mua mà không cần kê đơn. Loại thuốc này đóng góp đến gần 14% doanh thu các hiệu thuốc ở thành thị và khoảng 19% ở nông thôn. Tỷ lệ người tự ý mua kháng sinh (không cần đơn của bác sĩ) để điều trị ho ở thành thị lên đến 32%.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng, đang ở mức báo động. Theo các chuyên gia, nếu không giải quyết ngay từ bây giờ thì trong tương lai, nhiều bệnh nhiễm khuẩn không điều trị được.

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây tại Việt Nam cũng cho thấy, trong số 10 loại thuốc được dùng phổ biến thì tỷ lệ dùng kháng sinh là cao nhất. Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng ở mức báo động, nghiên cứu năm 2013 cho thấy có đến 45 loại kháng sinh được người nông dân sử dụng điều trị, dự phòng và thúc đẩy tăng trưởng.

Nhiều chủng vi khuẩn đã kháng nhiều loại kháng sinh, kể cả kháng sinh thế hệ mới. Trong khi đó, việc phát triển các kháng sinh mới đã chững lại từ hơn 30 năm nay và chỉ có một vài kháng sinh mới ra đời, trái ngược lại với tỷ lệ kháng của vi khuẩn ngày càng gia tăng.

Theo ông Jeffery Kobza, quyền Trưởng Đại diện Tổ chức WHO tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kháng thuốc đã tăng lên nhiều năm nay. Nhiều bệnh nhiễm trùng phổ biến trước có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh thì giờ đây lại đe dọa tính mạng con người. Sự phát triển của kháng thuốc nhanh hơn sự phát triển của thuốc mới.

Các chuyên gia cho biết, kháng thuốc là mối đe dọa nghiêm trọng và thầm lặng, tạo ra bởi con người và giải pháp cũng chính từ con người. Hiện nay, kháng sinh không chỉ sử dụng cho con người mà còn sử dụng trong chăn nuôi- điều trị vật nuôi ốm, điều trị dự phòng, kích thích tăng trưởng…

Hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức WHO với khẩu hiệu “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ 2013-2020 với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc.

Ngày 24-6, Bộ Y tế đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận về phòng chống kháng thuốc với sự tham gia của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều tổ chức quốc tế khác. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ký cam kết về phòng chống kháng thuốc.

Với thỏa thuận này, các bên sẽ cùng nhau đưa công tác phòng, chống kháng thuốc là một phần của kế hoạch an ninh y tế toàn cầu; nâng cao năng lực quốc gia trong việc đưa ra các bằng chứng và thông tin kịp thời về kháng thuốc, thiết lập và vận hành hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc; cùng xây dựng, triển khai các chiến lược truyền thông, giáo dục cho cộng đồng về việc sử dụng kháng sinh hợp lý và những hậu quả do kháng thuốc gây ra.

Nguồn: Bộ Y tế

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao; Bài toán khó của Apple

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 25-5-2025.

Điểm tin 18h: Người thất nghiệp ở Hà Nội tăng cao; Bài toán khó của Apple

Điểm tin cùng bạn 8h: Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng; UAE nóng tới 50,4 độ C

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin cùng bạn 8h ngày 25-5

Điểm tin cùng bạn 8h: Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng; UAE nóng tới 50,4 độ C

Điểm tin 18h: Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại; Hào quang của Cannes lu mờ

Điểm tin 18h, ngày 24-5-2025: Nghẹt thở giải cứu người nước ngoài định nhảy cầu Thuận Phước giữa khuya; Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai...

Điểm tin 18h: Người Việt bỏ ví, cầm điện thoại; Hào quang của Cannes lu mờ

Trường đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức ngày hội trải nghiệm và hội nhập

Trường đại học Y dược Buôn Ma Thuột (BMU) tổ chức nhiều hoạt động tại ngày hội trải nghiệm và hội nhập, thu hút hàng ngàn học sinh và sinh viên.

Trường đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức ngày hội trải nghiệm và hội nhập

Chi hội Báo Thái Nguyên: Nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ ‘vừa hồng vừa chuyên’

Với 55 hội viên, Chi hội Nhà báo Báo Thái Nguyên không chỉ là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và các hoạt động của báo, mà còn tham gia tích cực, hiệu quả, sáng tạo, đóng góp vào thành tích của các cấp hội nhà báo.

Chi hội Báo Thái Nguyên: Nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ ‘vừa hồng vừa chuyên’

PC Đà Nẵng diễn tập xử lý sự cố sau siêu bão đổ bộ

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) vừa tổ chức diễn tập xử lý sự cố phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2025 trên lưới điện trung thế tại quận Thanh Khê.

PC Đà Nẵng diễn tập xử lý sự cố sau siêu bão đổ bộ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar