24/10/2021 19:48 GMT+7

Nguy cơ bùng phát dịch cao, các địa phương nâng mức độ cảnh giác

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong phiên họp trực tuyến chiều nay 24-10, sơ kết 10 ngày thực hiện nghị quyết 128 cho rằng nguy cơ bùng phát dịch cao, các địa phương nâng mức độ cảnh giác không để xảy ra đợt dịch mới.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết cơ bản đã kiểm soát được dịch tại các địa bàn trọng điểm như TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và một số tỉnh thành khác. Tuy nhiên sau nới lỏng giãn cách, lượng người từ vùng dịch về các địa phương khác nhiều, đã xuất hiện một số ổ dịch mà nguồn lây chủ yếu từ các vùng có dịch.

Cụ thể một số địa phương như Nam Định, Thanh Hóa, Phú Thọ, một số tỉnh thành khu vực Tây Nam Bộ ghi nhận ca bệnh liên quan đến các vùng có dịch.

"Chúng tôi bày tỏ lo ngại nguy cơ bùng phát dịch rất lớn trong thời gian tới, do đó các địa phương phải nâng cao hơn mức độ cảnh giác với dịch", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị.

Ông Long cũng nêu yêu cầu các địa phương phải rà soát, kiểm soát người về từ TP.HCM, Bình Dương, Long An và Đồng Nai để phát hiện kịp thời, triển khai giám sát, cách ly và các biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Người đủ điều kiện theo dõi, cách ly tại nhà nhưng tổ COVID-19 cộng đồng tại địa phương phải giám sát.

Bộ Y tế cho biết sau 10 ngày thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế về thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19, các địa phương cơ bản đáp ứng theo tinh thần thực tế của tỉnh thành mình.

"Tuy nhiên vẫn còn một vài nơi áp dụng cứng nhắc", Bộ Y tế nhận xét.

Thực tế theo khảo sát của Tuổi Trẻ Online, những ngày đầu áp dụng nghị quyết 128 và hướng dẫn 4800, các địa phương như Hải Phòng, Phú Thọ, Nam Định... có quy định khá cứng, các địa phương cũng đã chỉnh sửa dần để thuận tiện hơn cho người dân đi lại, làm ăn, thăm thân...

"Trong quá trình thực hiện nghị quyết 128 và hướng dẫn 4800, nếu địa phương có vấn đề phát sinh thì liên hệ ngay Bộ Y tế để đạt mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả COVID-19. Quan trọng nhất là kiểm soát tình hình dịch, tránh xảy ra đợt dịch tiếp theo", Bộ Y tế đề nghị.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương khi xét nghiệm lưu ý thực hiện gộp mẫu để giảm chi phí xét nghiệm, kể cả xét nghiệm PCR có thể gộp đến 20 mẫu.

Tại các bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu chỉ xét nghiệm sàng lọc người có triệu chứng, nếu có bảo hiểm y tế thì bảo hiểm y tế thanh toán, không tham gia bảo hiểm y tế thì ngân sách nhà nước chi trả, không được thu tiền xét nghiệm của người bệnh.

Việc phong tỏa chỉ được thực hiện trong phạm vi hẹp nhất, chỉ vài nhà trong một ngõ hay một vùng nhỏ trong một xã, phường để dập dịch và tránh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và lãng phí nguồn lực chống dịch.

Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, việc xét nghiệm gộp mẫu đã thực hiện trong đợt dịch tại Đà Nẵng tháng 7-2020 hoặc tháng 5-2021 tại Bắc Giang, hay Hà Nội từng khoanh vùng diện hẹp trong suốt năm 2020, nhưng sau này khoanh vùng, cách ly diện rộng, nhiều địa phương xét nghiệm mẫu đơn số lượng lớn khiến chi phí cho xét nghiệm tăng.

Tin COVID-19 chiều 24-10: Cả nước 4.045 ca mới, TP.HCM số mắc mới lại tăng

TTO - Chiều tối nay 24-10, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 4.045 ca mắc COVID-19 mới, số tử vong tiếp tục giảm còn 53 ca, riêng TP.HCM giảm còn 30 ca, tuy nhiên số mắc mới tại TP.HCM trong ngày lại tăng, trong 3 tỉnh thành có số mắc mới tăng cao.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Đột quỵ là tình trạng nguy cấp đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Nhưng đột quỵ tái phát còn nguy hiểm hơn.

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar