23/04/2025 16:02 GMT+7

Nguồn dồi dào nhưng cấp nước sinh hoạt nhỏ giọt dù giá tăng mạnh

Dân 'khát' dù nguồn cung không thiếu, doanh nghiệp cấp nước lao đao vì không bán được, nhưng giá nước sinh hoạt từ công ty cung ứng vẫn đều đặn tăng.

nước sinh hoạt - Ảnh 1.

Người dân ở phường Tân Lợi hứng từng xô nước nhỏ mỗi ngày nhà máy mở nước để trữ dùng - Ảnh: DUNG THẢO

Hơn hai tháng nay, nhiều hộ dân tại các phường Tân Lợi, Tân Thành, các xã Cư Êbur, Ea Tu... phải sống cảnh "chờ nước sinh hoạt từng giờ".

Theo người dân, nguyên nhân là do tình trạng nước máy bị cúp luân phiên, chảy yếu hoặc không có nước xảy ra thường xuyên, đặc biệt vào sáng sớm và chiều tối, thời điểm người dân có nhu cầu sử dụng cao.

Dân "khát" nước sinh hoạt giữa thành phố

Ông Nguyễn Ngọc Điểu (phường Tân Lợi) cho biết đồng hồ nước nhà ông gần như không hoạt động từ tháng 3 đến nay. "Phải dùng nước giếng khoan tạm bợ, dù biết không bảo đảm vệ sinh. Cả xóm đều phải chia nhau từng xô nước giếng", ông nói.

Còn ông Trần Dũng Hoàng cũng phải xin nước từ giếng nhà hàng xóm hơn 10 ngày nay. Nhiều hộ khác tranh thủ bật vòi lúc nửa đêm, khi áp lực nước tăng chút ít, để hứng nước cho cả ngày hôm sau. Một số hộ phải mua máy bơm tăng áp, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời khi nước đầu vào vẫn rất yếu.

Nghịch lý ở chỗ, trong khi người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, thì hai Công ty TNHH Cấp nước Buôn Ma Thuột và Công ty cổ phần Cấp nước Đạt Lý lại kêu cứu vì không bán được nước cho đơn vị phân phối chính là Công ty cổ phần Cấp nước Đắk Lắk (Dakwaco).

nước sinh hoạt - Ảnh 2.

Nguồn cung ứng nước khá dồi dào từ 2 đơn vị đã có hợp đồng cấp nước giá rẻ nhưng đơn vị cung ứng làm lơ, trong khi giá nước tăng - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Ông Lê Quốc Nam - giám đốc Công ty Cấp nước Buôn Ma Thuột - cho biết nhà máy công suất 20.000m³/ngày đêm được đầu tư hơn 320 tỉ đồng, từng có hợp đồng bán cho Dakwaco 15.000m³/ngày. Thế nhưng Dakwaco chỉ mua trung bình 3,2% sản lượng và đầu năm 2025 đến nay đã ngừng hoàn toàn.

Tình cảnh tương tự xảy ra với Công ty Cấp nước Đạt Lý. Dù có hợp đồng bán nước đến năm 2038, đơn vị này phải liên tục dừng hoạt động vì không có đầu ra. 

"Chúng tôi nhiều lần kiến nghị nhưng không được giải quyết. Dakwaco bảo đã có nguồn cung khác và lãnh đạo mới không xử lý chuyện cũ", ông Lê Gia Dậu - giám đốc công ty - lo lắng.

Giá nước sinh hoạt tăng, ai được lợi?

Tháng 3-2023, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành mức giá nước mới theo đề xuất của Dakwaco. Giá bán được điều chỉnh tăng theo lộ trình đến năm 2025, có tính đến chi phí mua nước từ hai công ty nói trên. Tuy nhiên thực tế Dakwaco vẫn không mua đúng cam kết nhưng lại đưa chi phí này vào cơ cấu giá bán nước.

Theo Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk, Dakwaco đã vi phạm hợp đồng mua nước, trong khi người dân lại phải gánh giá nước tăng. 

Từ năm 2023 - 2025, giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột tăng lũy kế khoảng 60%, từ 10.710 đồng/m³ lên 14.900 đồng/m³ (chưa gồm thuế, phí). Dù giá tăng, người dân vẫn phải "săn" từng xô nước mỗi khi mùa khô đến.

Nguồn dồi dào nhưng cấp nước sinh hoạt nhỏ giọt dù giá tăng mạnh - Ảnh 3.

Theo lãnh đạo Công ty Cấp nước Buôn Ma Thuột, hằng tháng phải bỏ hàng tỉ đồng chi phí nhưng nước không bán được khiến doanh nghiệp lao đao. Trong ảnh: Bên trong nhà máy cấp nước Công ty Cấp nước Buôn Ma Thuột - Ảnh: MINH PHƯƠNG

Phía Dakwaco cho biết tổng công suất khai thác là 79.000m³/ngày đêm, trong khi nhu cầu tại TP Buôn Ma Thuột khoảng 50.000 - 55.000m³. Việc nước yếu là do nhiều hộ không có nước giếng nên chuyển sang dùng nước máy đồng loạt, làm áp lực tụt giảm.

Trong khi đó, các sở ngành đang loay hoay với bài toán điều chỉnh giá nước. Theo Sở Xây dựng Đắk Lắk, việc tính giá gặp khó do thiếu hướng dẫn cụ thể về tỉ lệ hao hụt, sản lượng thực tế, chi phí bảo đảm cấp nước. 

Để tháo gỡ, tỉnh đang thành lập tổ công tác liên ngành rà soát toàn bộ phương án giá nước sạch, tránh việc người dân phải gồng mình trả giá trong khi nước vẫn chảy nhỏ giọt.

Nước sinh hoạt chảy nhỏ giọt như cà phê phin

Ngoài phản ánh nước sinh hoạt chảy yếu, người dân TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng còn phàn nàn đôi lúc nước bị dơ, kèm theo cặn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào hôm nay 10-5 do đồng USD đi xuống. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới đến 17,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar