02/01/2025 20:31 GMT+7

Nguồn cung khí đốt qua đường ống Nga sang châu Âu tăng 14% trong năm 2024

Năm 2024, khí đốt của Nga trung chuyển qua Ukraine tới các nước Tây và Trung Âu tăng 6% so với năm 2023.

Nguồn cung khí đốt qua đường ống Nga sang châu Âu tăng 14% trong năm 2024 - Ảnh 1.

Trạm đo khí đốt Sudzha ở vùng Kursk, Nga - Ảnh: SPUTNIK

Hãng thông tấn Tass (Nga) ngày 2-1 cho biết trong năm 2024, nguồn cung khí đốt qua đường ống Nga sang châu Âu đạt 32,1 tỉ m3, tăng 14% so với mức 28,15 tỉ m3 của năm 2023, theo số liệu từ Tập đoàn khí đốt Gazprom và Mạng lưới các nhà vận hành hệ thống truyền tải khí đốt châu Âu (ENTSOG).

Cụ thể, nguồn cung khí đốt cho các nước Tây và Trung Âu thông qua Ukraine đạt 15,4 tỉ m3 trong năm 2023, tăng 6% so với năm 2023.

Cũng trong năm 2024, nguồn cung cấp khí đốt cho các nước Nam Âu và Đông Nam Âu thông qua đường ống TurkStream tăng 23%, đạt 16,7 tỉ m3. Riêng trong tháng 12-2024, xuất khẩu khí đốt từ Nga sang châu Âu qua tuyến này đã tăng 3% so với tháng 11.

Ngoài ra, theo dữ liệu từ Cơ quan quản lý thị trường năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ, nguồn cung khí đốt qua đường ống của Nga cho nước này có thể đạt khoảng 20 tỉ m3 trong năm 2024.

Như vậy, tổng nguồn cung khí đốt qua đường ống của Nga sang châu Âu (bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ) trong năm 2024 có thể đạt khoảng 52 tỉ m3.

Thỏa thuận về quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine, quy định việc vận chuyển khoảng 40 tỉ m3 khí đốt/năm, đã hết hạn vào ngày 1-1-2025.

Tuy nhiên, việc Kiev từ chối gia hạn thỏa thuận đã buộc Gazprom phải dừng quá cảnh khí đốt vào ngày đầu tiên của năm mới, tập đoàn này thông báo.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã nói chắc chắn không có hợp đồng mới nào về trung chuyển khí đốt của Nga, vì không thể đạt được thỏa thuận chỉ vài ngày trước năm mới 2025.

Ukraine hiện phải đối mặt với việc bị mất khoản phí trung chuyển thu được khoảng 800 triệu USD/năm, trong khi Tập đoàn Gazprom sẽ mất gần 5 tỉ USD doanh thu từ khí đốt. Ukraine sẵn sàng nối lại hoạt động vận chuyển khí đốt theo yêu cầu của Ủy ban châu Âu, miễn là khí đốt không bị coi là "của Nga". 

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin cũng chỉ ra khả năng ký hợp đồng với bên thứ ba, bao gồm các công ty Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Slovakia và Azerbaijan.

Ukraine 'khóa van', kỷ nguyên khí đốt của Nga tại châu Âu kết thúc

Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine từ ngày 1-1-2025 khi thỏa thuận quá cảnh 5 năm giữa hai nước hết hạn, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ thống trị thị trường khí đốt châu Âu của Matxcơva.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xúc song phương Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã chia sẻ một "ý tưởng mới" về Ukraine trong cuộc gặp tại Malaysia.

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đưa ra các đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác diễn ra ở Malaysia.

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Thống kê cho thấy có 95 vụ cướp biển nhắm vào tàu thuyền ở khu vực châu Á trong sáu tháng đầu năm 2025, đặc biệt tập trung ở khu vực eo biển Malacca.

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Việc Houthi tái phát động các cuộc tấn công nhằm vào tàu Magic Seas và Eternity C tại Biển Đỏ dường như gửi đi thông điệp trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Netanyahu, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với Palestine.

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Washington cam kết duy trì hiện diện và tăng cường các mối quan hệ chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar