30/01/2019 12:34 GMT+7

Nguồn cung dồi dào khiến giá cả tiêu dùng Tết ổn định

N.AN
N.AN

TTO - Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 1-2019 với mức tăng nhẹ 0,1% so với tháng 12-2018. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì CPI tăng 2,56%.

Nguồn cung dồi dào khiến giá cả tiêu dùng Tết ổn định - Ảnh 1.

Nhu cầu tiêu dùng Tết tăng cao nhưng do chuẩn bị nguồn hàng dồi dào nên CPI tháng 1 tăng nhẹ - Ảnh: TTO

Theo cơ quan thống kê, có ba nhóm hàng tăng mạnh trong tháng 1 chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán.

Bao gồm đồ uống và thuốc lá tăng 0,69%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,66%, riêng lương thực tăng 0,52%; thực phẩm tăng 0,85%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,39%.

Các nhóm khác tăng giá như nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,35%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,33%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; giáo dục tăng 0,15%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,34%.

Hai nhóm có CPI giảm là giao thông giảm 3,04%; bưu chính viễn thông giảm 0,09%.

Theo cơ quan thống kê, tháng 1-2019 là tháng giáp Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao hơn trước, tuy nhiên CPI tháng 1-2019 chỉ tăng nhẹ do lượng hàng hóa chuẩn bị cho Tết khá dồi dào.

Ngoài nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu đi lại, bảo dưỡng các phương tiện cuối năm tăng nên giá dịch vụ giao thông công cộng và bảo dưỡng phương tiện cũng tăng tương ứng mức 0,3% và 0,61%.

Ngoài ra, nhu cầu sửa chữa nhà cửa cuối năm cũng làm cho giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,12%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,9%.

Giá một số loại gas, xăng dầu tăng cũng làm tăng CPI. Tổng cục Thống kê cũng tính toán, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 1-2019 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 1,83% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 1-2019, lạm phát cơ bản có mức tăng cao hơn lạm phát chung do các mặt hàng ngoài "rổ" tính lạm phát cơ bản có mức tăng cao hơn các mặt hàng trong "rổ" đặc biệt mặt hàng xăng dầu tháng 1/2019 giảm khá mạnh so với tháng trước.

Lạm phát cơ bản tháng 1/2019 so cùng kỳ ở mức 1,83% phản ánh nhu cầu về tiền tệ cuối năm âm lịch tăng hơn so với các tháng khác, tuy nhiên chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định.

N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Phiên bản nâng cấp của các tấm pallet carbon âm tính "Made in Vietnam" vừa được thí điểm trong hệ thống kho tự động của các nhãn hàng đa quốc gia, dần thay thế pallet truyền thống.

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ngãi là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025, với GRDP tăng tới 11,51%. Riêng theo địa giới cũ (trước hợp nhất Quảng Ngãi - Kon Tum), mức tăng thậm chí lên đến 12,4%.

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar