21/09/2022 14:51 GMT+7

71 lao động Việt Nam đã tháo chạy khỏi casino Campuchia ra sao?

CHÂU TUẤN - ĐAN THUẦN
CHÂU TUẤN - ĐAN THUẦN

TTO - Ngay cả khi đang ngồi tại Đồn biên phòng cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), 71 lao động Việt vẫn còn ngỡ cuộc trốn chạy vừa rồi hệt như một giấc mơ. Nếu thất bại, họ cũng chẳng rõ được tương lai của mình sẽ ra sao ở Campuchia.

71 lao động Việt Nam đã tháo chạy khỏi casino Campuchia ra sao? - Ảnh 1.

Anh N.T.L. (28 tuổi, ngụ Quảng Ninh) vẫn cảm thấy rùng mình khi kể lại cuộc tháo chạy chiều 17-9 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đúng 8h40 ngày 21-9, một chiếc xe khách cỡ lớn từ hướng Bavet, Svay Rieng được Cảnh sát Campuchia dẫn đường dừng lại ngay đường biên giới cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Từ trên xe, các lao động Việt Nam trong vụ tháo chạy khỏi casino lần lượt bước xuống, xếp hàng theo hướng dẫn của lực lượng chức năng hai nước.

‘Sống như cầm tù’

Khoảng 5 tháng trước, cả tin vào lời dụ dỗ "việc nhẹ lương cao", anh H.Đ. (Đồng Nai) bị bán vào một casino (tỉnh Svay Rieng). Mỗi ngày, công việc của anh Đ. là phải lập tài khoản, kiếm con mồi và lừa đảo thông qua mạng xã hội với mức lương được hứa hẹn 15-20 triệu đồng/tháng.

Dù biết việc này là vi phạm pháp luật nhưng vì miếng cơm manh áo, anh vẫn thử làm liều. Cho đến khi thấy chủ quản công ty thỉnh thoảng lại viện cớ không tuân thủ quy định để trừ lương và đánh đập nhân viên thì anh "vỡ mộng".

Tương tự, anh N.T.L. (28 tuổi, ở Quảng Ninh) là người làm kinh doanh nhưng suốt 2 năm dịch COVID-19, công việc và gia đình gặp nhiều khó khăn nên anh L. quyết định nhập cảnh hợp pháp sang Campuchia để tìm việc. Sau đó, anh được một người quen giới thiệu, bị lừa vào làm cho công ty casino trên.

Anh L. cùng mọi người phải làm việc 12-15 tiếng/ngày. Tuy nhiên, công ty này luôn trả lương chậm, chủ quản ngày càng gây áp lực và thậm chí đánh đập nhân viên. Nếu nhân viên làm không được việc, họ sẽ lấy danh nghĩa sa thải, luân chuyển nhưng thực chất là bán người đi với giá cao hơn.

Ngay thời điểm đó, gia đình không có đủ tiền chuộc thì có nghĩa người này sẽ bị bán. Giá của mỗi nhân viên sẽ bị đội lên sau mỗi lần bán, đến mức gia đình của họ tìm cách vay mượn đủ nơi nhưng không đủ tiền chuộc.

Khu casino có cấu trúc khép kín, vòng trong vòng ngoài đều có bảo an trang bị đầy đủ gậy ba khúc, còng tay và đồ chích điện. Ba ngày trước khi bỏ trốn, anh L. cùng ba người khác bàn bạc kế hoạch bỏ trốn vì không thể chịu nổi "cảnh sống như cầm tù".

Họ quyết định "bằng mọi giá phải chạy về nước". Từ 4 người, họ âm thầm liên kết thêm 25 người Việt khác làm cùng công ty đồng lòng bỏ trốn. 

Đến chiều 17-9, người chủ quản lý trực tiếp bộ máy vắng mặt. Bên hành chính của công ty đưa lại hết giấy tờ cho mọi người mà không nói rõ lý do. Có một người nói tiếng Trung Quốc ghé sang công ty và lấy hết tiền mặt trong công ty đi. Bảo an khóa chặt cổng, canh giữ gắt gao hơn. Nhận thấy tình hình không ổn, tất cả mọi người buộc phải bỏ trốn sớm hơn dự kiến.

71 lao động Việt Nam đã tháo chạy khỏi casino Campuchia ra sao? - Ảnh 2.

71 lao động Việt về đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sáng 21-9 - Ảnh: CHÂU TUẤN

‘Cuộc tháo chạy sống còn’

Tay không tấc sắt nhưng anh L. và mọi người sẵn sàng "đổ máu để đưa người mình về". Dù biết đây là việc đầy nguy hiểm nhưng nếu không làm thì chắc chắn tương lai sẽ đi vào ngõ cụt.

Anh L. cùng 4 người Việt khác đi đầu để phá cổng trước. Cổng này khá to, có barie và luôn có khoảng 5 người to cao canh giữ. Lúc đó, bỗng nhiên trời đổ mưa lớn. Anh L. hô to: "Tất cả anh em chạy đi!". Mọi người vùng lên, lao thẳng về phía cổng để bỏ trốn. Bảo an rút gậy quật vài người nhưng do bất ngờ và vì thấy đông người quá nên mọi người thành công "phá chốt".

Tuy nhiên, bên ngoài đã có nhiều chiếc xe ôtô của casino lái xe đâm loạn xạ vào người bỏ trốn. Trong lúc hoảng loạn, anh L. nhớ có một chiếc xe màu trắng đã tông ngã một phụ nữ trong nhóm. Người này đã bị bảo an bắt lại ngay sau đó.

Phía sau, những người bảo vệ tiếp tục cầm gậy đuổi đánh, mọi người chạy về phía cửa khẩu Bavet, sát với cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh). Đến lúc hoàn hồn, anh L. mới biết số người chạy trốn được 56 người.

Hiện tại, khi đang chờ làm thủ tục ở cửa khẩu Mộc Bài, anh L. vẫn cảm thấy rùng mình khi kể lại cuộc bỏ trốn. Cơn mưa lúc đó giống như trời thương, cho họ cơ hội bỏ trốn thành công.

Anh L. chia sẻ, anh là người bị lừa vào công ty đó, không qua mua bán gì hết mà chủ công ty còn bắt phải đưa 2.800 đô la nếu muốn nghỉ. Tờ giấy hợp đồng giữa anh và công ty khi ký không hề có nội dung rõ ràng, có thể công ty tự thêm nhiều điều khoản để ràng buộc.

"Em gái tôi cũng nhập cảnh hợp pháp vào Campuchia và cũng bị lừa vào làm công ty ma giống tôi. Tôi biết bỏ trốn như vầy là rất nguy hiểm nhưng nếu không đi thì sẽ bị bán sang khu khác. Lúc ấy chắc chắn nguy hiểm hơn. Được về với quê hương, chúng tôi thật sự rất mừng.

Tôi hy vọng cơ quan chức năng có thể tìm ra đường dây tổ chức, quản lý và mua bán người Việt mình. Đều là người Việt tự lừa và bán dân mình sang đó cả thôi. Nếu không tìm ra thì lâu dần chuyện này sẽ trở thành tiền lệ, họ sẽ còn ở Campuchia tiếp tục hại người. Vẫn còn nhiều người mắc kẹt bên đó lắm…", anh L. nghẹn ngào.

Đại tá Đinh Viết Bình - phó chỉ huy trưởng nghiệp vụ Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh - cho biết hiện tại, lực lượng biên phòng và Công an tỉnh Tây Ninh đang tiếp tục tiến hành điều tra, xác minh nhân thân số công dân đã được bàn giao để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

"Lâu nay, chúng ta đã tổ chức tuyên truyền và có nhiều khuyến cáo đối với người dân. Đặc biệt, các con em trong điều kiện không có việc làm, mới học ra trường chưa có việc làm về các thủ đoạn việc nhẹ, lương cao. Tất cả đều phải tuân thủ theo pháp luật, đi xuất cảnh phải có hộ chiếu, giấy tờ hợp lệ, không đi đường tắt. Đối với những người đã về nước, chúng tôi tuyên truyền, vận động để người dân bỏ đi tư tưởng tiếp tục đi làm việc nhẹ lương cao. Bên cạnh đó, khuyến nghị các công ty Việt Nam tổ chức tư vấn việc làm để đảm bảo vấn đề quyền lợi cho người dân", đại tá Bình cho hay.

71 lao động Việt Nam tháo chạy khỏi casino ở Campuchia đã về nước

TTO - Sáng 21-9, cơ quan chức năng Việt Nam đã hoàn thành thủ tục, hồ sơ tiếp nhận 71 lao động Việt Nam liên quan đến vụ tháo chạy khỏi casino ở Campuchia.


CHÂU TUẤN - ĐAN THUẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy yêu cầu phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu.

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung đồn trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Sáng 24-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, với nhiều ý kiến thống nhất về sự cần thiết ban hành luật.

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Định, 1.011 cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai có nhu cầu thuê nhà ở công vụ khi chuyển trung tâm chính trị - hành chính về tỉnh mới.

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar