07/08/2020 09:32 GMT+7

Người Việt mưu sinh ở Libăng

KHOA THƯ
KHOA THƯ

TTO - Ở Libăng hiện có 175 người Việt, sống rải rác khắp các tỉnh thành, chủ yếu ở thủ đô Beirut. Không ai nhớ người Việt đầu tiên đến Libăng khi nào, chỉ biết từ những năm cuối thế kỷ 20, đã có vài người sang đây mưu sinh.

Người Việt mưu sinh ở Libăng - Ảnh 1.

Nguyên đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Libăng Đỗ Hoàng Long (thứ sáu từ trái sang, hàng trên) và lãnh sự danh dự Chady Issa (cạnh bên) chụp ảnh lưu niệm với bà con Việt Nam tại Libăng năm 2016 - Ảnh: NVCC

Từ sau cuộc xung đột giữa Libăng và Israel năm 2006, chỉ có người quay lại chủ cũ, còn rất ít người mới sang. Người cũ là những người tuổi cao và không biết về Việt Nam kiếm việc gì.

Chị Nguyễn Thị Tuyết

Phần lớn những lao động này làm nghề giúp việc, dọn dẹp nhà cửa. Một số ít lao động nam làm phục vụ trong nhà hàng, lau kính.

4 chị em cùng làm giúp việc

Trận lũ lụt năm 2008 tại Bắc Giang cuốn trôi toàn bộ hoa màu, đẩy người chị gái đi làm ăn xa xứ. Một năm sau, chị Từ Thị Năm (30 tuổi) cũng nối gót, lên đường sang Libăng làm giúp việc cho các gia đình người địa phương. Quốc gia Trung Đông này cho đến nay là điểm đến của cả bốn chị em gái trong gia đình chị Năm.

Chị Năm cho biết cộng đồng người Việt ở Libăng quy tụ với nhau thành nhiều nhóm nhỏ thay vì một cộng đồng chung vì cách trở địa lý và đôi khi do nhà chủ không cho phép giao lưu bên ngoài.

Đi đi về về giữa Việt Nam và Libăng trong hơn 10 năm qua, ngoài những người chị em gái, chị Năm chỉ có một người bạn thân thiết tên là Đặng Huyền Nga, nạn nhân người Việt duy nhất trong vụ nổ ở Beirut hôm 4-8.

"Mỗi tháng chỉ được gọi về nhà một đến hai lần. Chủ nhà không cho liên lạc với bên nhà. Tôi dùng điện thoại nhưng phải giấu, không cho bà chủ biết" - chị Năm chia sẻ với Tuổi Trẻ qua điện thoại từ bên trong căn biệt thự của chủ nhà trên đồi ở thành phố Aley, cách thủ đô Beirut khoảng 15km.

Hòa nhập tốt với gia đình nhà chủ, chị Năm gắn bó với chỗ làm hiện tại hơn 6 năm trời. Cùng giúp việc trong căn biệt thự là một lao động đến từ Philippines, một từ Syria và một bà bếp người địa phương.

"Công việc không vất vả lắm, chủ yếu là dọn dẹp, chỉ trừ khi có khách khứa đến chơi. Những ngày nhàn nhã, 9h tối là đã có thể nghỉ ngơi" - chị Năm kể.

Dù tính chất công việc không nặng nhọc, nhưng áp lực tâm lý khi sống trong khu vực xung đột vũ trang triền miên tạo nên một gánh nặng vô hình cho những lao động Việt tại đây. 

Chị Năm kể tháng 8 năm ngoái, cả gia đình chủ nhà có ý định chuyển về Beirut sống, nhưng vì một vụ đánh bom khủng khiếp ở thủ đô nên quyết định ở lại.

"Tình hình bắt đầu xấu đi từ cuối năm 2019, giá cả tăng cao không tưởng tượng được. Ngay cả nhà chủ tôi kinh doanh cũng rất khó khăn. May mắn là họ vẫn trả đủ lương bằng đôla Mỹ và ăn uống không mất tiền. Đồ dùng cá nhân cũng được gia đình chủ người Libăng mua cho" - chị Năm nói.

Người Việt mưu sinh ở Libăng - Ảnh 3.

Chị Từ Thị Năm giúp việc nhà ở Libăng - Ảnh: NVCC

Đoàn kết vượt khó khăn

Chị Nguyễn Thị Tuyết (41 tuổi), người đã từng lao động ở Libăng hơn 10 năm và trở về Việt Nam năm 2016, không thể nào quên được ký ức kinh hoàng khi đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết về cuộc xung đột quân sự kéo dài 34 ngày vào tháng 7-2006 giữa lực lượng Hezbollah (Libăng) và quân đội Israel.

"Chứng kiến đạn bay vèo vèo trước mặt mà sợ hãi không biết phải làm gì. Chỉ ôm mặt khóc" - người phụ nữ quê Bắc Giang nhớ lại.

Từ đó đến nay, Libăng chưa một ngày yên ổn. Bạo loạn, biểu tình, đánh bom là những hình ảnh gắn liền với quốc gia này trên các bản tin thời sự.

Trong khi đó, lạm phát khiến đồng tiền nội địa trượt giá không phanh. Theo chị Tuyết, thời điểm 10 năm trước, mỗi lao động Việt Nam được trả lương khoảng 125 USD, đến nay con số đã lên 400 đến 500 USD. Người làm lâu, trên 20 năm được hưởng mức 600 USD/tháng.

Chị Đặng Huyền Nga (49 tuổi), người Việt duy nhất bị thương trong vụ nổ kép kinh hoàng ngày 4-8, đã làm nghề giúp việc gia đình ở Libăng hơn hai thập niên. 

Chị có một nhóm bạn nhỏ hơn chục chị em người Việt. Sống cạnh quốc lộ, nhà chủ của chị Nga là địa điểm thuận lợi để mọi người tụ tập lại nấu những món ăn Việt Nam cho đỡ nhớ nhà mỗi độ cuối tuần.

"Vì số lượng người Việt ít ỏi, chị em ở đây đoàn kết lắm, luôn đùm bọc lẫn nhau trong những lúc khó khăn" - người phụ nữ quê Thái Nguyên chia sẻ, nhấn mạnh rằng sự liên lạc thường xuyên giữa các thành viên là đòn bẩy tinh thần rất lớn trong thời điểm dịch COVID-19 hoành hành ở cả Libăng và quê nhà Việt Nam.

Tuy nhiên, vụ nổ kinh hoàng ở cảng Beirut hôm 4-8 đã khoét sâu vào những bất ổn về chính trị, kinh tế giữa lúc dịch bệnh đang lan rộng, khiến nhiều lao động Việt Nam suy nghĩ về việc hồi hương, trong đó có chị Nga.

Chị Nga tâm sự với Tuổi Trẻ khi đang còn ngồi trong bệnh viện chờ bó bột cánh tay rằng có lẽ sau lần này, chị sẽ về nước.

"Mấy năm qua có nhiều biến động nhưng ở trong khu của người Thiên Chúa giáo tôi đang sống, mọi thứ vẫn yên bình hơn. Tuy nhiên sau vụ nổ, gia đình ở Thái Nguyên khuyên tôi nên về. Tôi sẽ bàn bạc với chủ nhà" - chị Nga trải lòng.

Lãnh sự danh dự Chady Issa: Người Việt hòa nhập tốt

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Chady Issa - lãnh sự danh dự Việt Nam tại Libăng từ năm 2011 - cho biết lao động Việt Nam hòa nhập rất tốt vào cộng đồng nước sở tại.

"Lao động Việt Nam rất cởi mở, kỷ luật và chăm chỉ. Điều này được công nhận bởi không chỉ những người sử dụng lao động mà còn cả cộng đồng địa phương" - ông Issa, vốn là một doanh nhân thành đạt làm việc trong ngành bảo hiểm, nói.

Dù đồng tiền mất giá khiến Libăng mất đi sự hấp dẫn đối với các lao động nước ngoài, nhưng ông Issa tin rằng khi đồng tiền ổn định trở lại, nền kinh tế sẽ phục hồi.

Về vụ nổ hôm 4-8, đội ngũ nhân viên tại văn phòng lãnh sự danh dự Việt Nam ở Beirut của ông Issa đã cần mẫn liên lạc với từng người Việt ở thủ đô Beirut để kịp thời giúp đỡ họ khi cần thiết.

Ký ức kinh hoàng nhất trong 20 năm ở Lebanon

TTO - Tôi tỉnh dậy trên một đống kính vỡ. Đầu đau, chân đau, bả vai đau và toàn thân đau nhức. Ký ức còn sót lại là tiếng nổ uỳnh rất lớn và bầu trời tối sầm trước khi mất nhận thức.

KHOA THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phương Tây chỉ trích Nga gửi 'phái đoàn cấp thấp' đến đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nhận định việc ông Putin cử một phái đoàn cấp thấp tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán về cuộc chiến ở Ukraine '"giống như một cái tát vào mặt".

Phương Tây chỉ trích Nga gửi 'phái đoàn cấp thấp' đến đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Estonia: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga vi phạm không phận NATO

Truyền thông Nga cho biết phía Nga đã điều chiếc Su-35 này đến Estonia để ngăn chặn việc bắt giữ một tàu chở dầu thuộc 'hạm đội bóng tối'.

Estonia: Chiến đấu cơ Su-35 của Nga vi phạm không phận NATO

Quân đội Indonesia tiêu diệt 18 tay súng ly khai trong chiến dịch tại Papua

Quân đội Indonesia thông báo đã giết chết 18 thành viên của nhóm vũ trang ly khai trong một chiến dịch ở vùng núi Papua, khu vực thường xuyên xảy ra xung đột giữa quân đội và lực lượng đòi độc lập.

Quân đội Indonesia tiêu diệt 18 tay súng ly khai trong chiến dịch tại Papua

Nhiều bên giải oan cho ông Zelensky trước video cáo buộc dùng cocaine khi làm việc

Một video giả lan truyền tin ông Zelensky sử dụng cocaine trong khi đang gọi video với tỉ phú Elon Musk, nhưng nhiều cơ quan truyền thông đã bác bỏ thông tin này.

Nhiều bên giải oan cho ông Zelensky trước video cáo buộc dùng cocaine khi làm việc

Thủ tướng Thái Lan bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Trưa 15-5, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15 đến 16-5.

Thủ tướng Thái Lan bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar