29/11/2009 08:50 GMT+7

Người Việt chui nhủi giữa rừng nước Pháp

VÕ TRUNG DUNG
VÕ TRUNG DUNG

TT - “Muốn quay về nhưng cách trở núi non/Đường xa lắm em ơi xa ngàn dặm” - đó là hai câu trong một bài thơ nhớ nhà, nhớ quê quay quắt của một người Việt sống bất hợp pháp trong rừng Calais (Pháp) mà nhà báo Việt kiều Võ Trung Dung đã gặp.

Phóng to
Phóng to

Nhà báo Võ Trung Dung làm việc chính tại Paris (Pháp), từ 20 năm qua anh đã làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Anh là nhà báo chuyên về phóng sự ảnh và phim phóng sự. Võ Trung Dung đã có nhiều tác phẩm xuất bản ở Pháp, Ý, Đức, Mỹ, Nhật, Hong Kong và VN.

Ba năm gần đây, anh chú tâm vào các đề tài liên quan đến những ảnh hưởng của môi trường với cuộc sống con người trên thế giới, và những làn sóng di dân vì ảnh hưởng từ khí hậu.

Tôi lái ô tô rời thủ đô Paris lúc hừng đông và mất 3 giờ 30 phút vượt đoạn đường 230km để tìm gặp những người Việt di cư lậu đang tìm đường sang Anh. Những ngày cuối tháng 11, nhờ khí hậu vùng biển nên mùa thu ở vùng Calais vẫn còn ấm áp. Đến làng Téteghem, không xa thành phố cảng Dunkerque, thủ phủ của vùng Calais, tôi tìm thông tin bước đầu từ bà chủ tiệm bánh mì ở góc phố.

“Bà có biết những người Việt di cư lậu đang sống ở đâu không?”. Bà chủ tiệm nhanh nhảu: “Có chứ. Hồi sáng tôi còn trông thấy họ cách đây 3km. Thấy họ đang bị lạnh. Tôi có cho họ vài ổ bánh mì. Tôi cũng biết có những người Việt ở Angres, hơi xa hơn. Tôi nghĩ ở đó còn đông hơn. Trông họ tội quá! Sống trong rừng mùa này chắc là cực lắm...”. Thế là tôi lên xe trực chỉ Téteghem, rồi sau đó đi Angres.

Trên đường đi, bên trái là cánh đồng củ cải, bên phải là con đường ngập bùn len lỏi giữa những hàng cây lúp xúp. Nhắm theo hướng những túi nilông, vỏ chai nước vứt lăn lóc bên đường, tôi lái xe xuống con đường mòn, đi vào nơi cách đường nhựa khoảng 300m.

Thấp thoáng phía xa hai bóng người đang ôm mấy bó cây khô làm củi. Trông thấy tôi họ bỏ chạy thật nhanh. Tôi tiếp tục đi ngang qua một cái lều. Bên trong không một bóng người. Hẳn họ cũng không ở xa nơi đây vì còn thấy mấy chiếc bàn chải đánh răng trên một bàn gỗ thấp. 16 chiếc cả thảy. Cũng dễ dàng nhìn ra những cái mền gấp trong góc căn lều tạm bợ.

“Có người đến, có người đến!”. Tôi nghe loáng thoáng tiếng người nói bằng tiếng Việt. Tôi cứ theo hướng có tiếng người mà đi. Trước mắt tôi giờ đây là khu vực có nhiều căn lều tạm bợ. Không một bóng người. Nhưng hai nồi cháo gà nghi ngút khói trên hai cái bếp tạm nấu bằng củi.

“Anh chị ơi, tôi là người Việt mình nè!”, tôi hét lên.

Phóng to

Ngày mai sẽ ra sao? Đó là tâm trạng của hai người đàn ông trong ảnh cũng như nhiều đồng hương khác sống trong rừng Calais - Ảnh: Võ Trung Dung

Tiếng bước chân giẫm trên lá khô sột soạt vọng lại. Những bóng người rón rén xuất hiện. Cả nam lẫn nữ. Họ vội lấy tay che mặt khi trông thấy chiếc máy ảnh lủng lẳng trước ngực tôi. Tôi vội trấn an ngay: “Anh chị đừng sợ. Tôi chỉ muốn đến hỏi chuyện. Tôi chỉ chụp ảnh khi nào anh chị đồng ý...”.

Cuộc chuyện trò của chúng tôi thường bị ngắt quãng bởi những đợt ho. Thời tiết lạnh của miền bắc nước Pháp, khí trời ẩm ướt cùng điều kiện sống thiếu vệ sinh đã mài mòn sức khỏe họ nhanh chóng. Thật khó tưởng tượng cảnh người ta phải sống trong những điều kiện tồi tệ thế này ở nước Pháp. Tôi từng thấy những cảnh sống như vậy ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhưng là ở những quốc gia đang bị chiến tranh như Sudan, Iraq hoặc Palestine...

Phóng to
Một phụ nữ đang nấu cơm cho cả nhóm trên cái bếp tạm bợ trong khu rừng hoang Calais (Pháp)
Bên ngoài một căn lều vừa tạm bợ vừa dơ bẩn. Có khoảng 7-12 người Việt ở Téteghem và 27-40 người ở Angres

Họ phải đi lấy nước từ những họng nước công cộng dùng rửa đường, chữa cháy

Một nhóm người Việt trên xe buýt trở về khu rừng hoang Calais sau khi đi siêu thị. Họ phải tính toán, dè sẻn từng xu

Hai thanh niên phá tung một tấm pallet gỗ tạp để làm củi đốt. Đêm đến họ không có điện, không có đèn, chỉ có cách đốt gỗ tạp lấy ánh sáng và sưởi ấm

Hai người trong nhóm ôm bánh mì xin được trong làng băng qua cánh đồng về khu lều. Dân cư trong làng khá tốt bụng, mọi người thường đi ngang đưa đồ ăn cho người Việt

Cộng đồng người Việt ở thành phố Dunkerque biết những người Việt này ít ăn món Tây nên đem gạo và nước mắm đến cho. Ba người Việt nấu cơm trưa cho mọi người tại rừng hoang Téteghem
Đàn ông thường giết thời gian bằng những bàn cờ tướng

Ăn mì qua bữa, tối đến họ sẽ đi bộ 3,4km đến khu đậu xe tải rồi tìm đường sang Anh

Thèm khát quê hương (*)

Buổi chiều, một người đàn ông đến nói với tôi tối đó anh “nhảy” xe tải để sang Anh. Anh nhờ tôi chụp lại bài thơ anh viết và gửi qua mail để anh gửi về gia đình, anh dặn nếu anh không quay lại thì nhờ tôi email cho gia đình anh. Sau đó tôi quay lại và không gặp anh nữa nên đã gửi mail nhưng mail bị trả lại.

Phóng to

Tết đến rồi em ơi anh nhớ lắmMắt anh vọng về thèm khát của quê hươngAnh muốn làm Tôn Ngộ hóa núi sơnBiến một phép về nơi xứ mẹNhưng ảo tưởng bao giờ làm được thếNên anh đành chấp nhận phải xa quêXa quê hương xa cả bạn bèNgày gặp lại bao giờ chẳng biếtQuê hương ta chắc dạo này đổi mớiNhững cành đào đâm lá đã ra hoaVà toàn đất nước Việt Nam taCảnh nhộn nhịp nhà nhà vui đón tếtCòn riêng em dạo này tha thiếtCảnh vắng chồng buồn bã sớm hômCó chi vui cho khuây khỏa nỗi buồnAi an ủi em cũng thắp đèn thổi lửaBóng hình em bấm từng giờ, từng lửaAnh ra đi gánh nợ em mangLúc chia tay anh quá vội vàngKhông cùng em tâm sự lời sau trướcVà nơi đây anh sống xa đất nướcNỡ lòng nào không thương vợ nhớ conMuốn quay về nhưng cách trở núi nonĐường xa lắm em ơi xa ngàn dặmCó nhiều đêm em mơ màng thức trắngNgủ đi em cho giấc ngủ ngon lànhNgủ đi em đừng thao thức năm canhChiếc giường nhỏ một nửa còn trống trảiChỗ em nằm chỗ trống lại bỏ khôngNằm ôm con em lại nghĩ tới chồngRồi em khóc nước mắt tràn gò máNhưng em ơi nhà mình còn nghèo quáNên anh đành chấp nhận kiếp làm thuêBiết ra đi là cực khổ trăm bềBao khó nhọc em nào đâu có biếtCó nhiều đêm em làm về mệt quáAnh ước sao trúng giải sang số thì em ơi sóng đã vỡ bờChúng bắt anh vào tù mà nghỉNghĩ về em mà anh ngồi cười mỉmTiếng nước ngoài khó giải cùng emĐời cho anh cái phận cu ly. Trời cho em cái phận nô tìCô chủ nhỏ trong phim em đã biếtHẹn gặp lại ngày đó em yêu!

(*) Tựa do Tuổi Trẻ đặt

VÕ TRUNG DUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar