25/05/2009 06:00 GMT+7

Người vẽ ước mơ cho trẻ khiếm thính

DUNG QUẤT (BC K31, ĐH KH Huế)
DUNG QUẤT (BC K31, ĐH KH Huế)

AT - Sự đồng cảm của người thân và bạn bè đã giúp Trương Quang Thuận mở một phòng tranh. Đây vừa là chỗ làm việc, vừa là nơi Thuận chắp cánh ước mơ cho những mầm xanh cùng cảnh ngộ.

Phóng to
Phòng tranh Light Star ngày khai trương

25 tuổi, chàng trai khiếm thính luôn làm mọi người phải nhìn anh bằng ánh mắt khác. Ham học hỏi, nhiệt tình say mê hội họa và yêu thương những người cùng cảnh ngộ.

Từ Thuận khiếm thính đến... thầy Thuận!

Trường tiểu học Vĩnh Ninh (TP Huế) có một lớp học đặc biệt và một người thầy cũng đặc biệt. Đặc biệt bởi lẽ cả thầy và trò đều giao tiếp với nhau qua đôi tay cứ chỉ chỏ. Người thầy ấy tên Trương Quang Thuận, một khiếm thính 8X giàu nghị lực.

Dù cuộc đời không bằng phẳng nhưng Thuận vẫn âm thầm ươm mầm ước mơ của mình. Từ ngày vào học lớp chuyên biệt ở Trường tiểu học Vĩnh Ninh đến ngày trở thành người “gõ đầu trẻ”, Thuận luôn thầm nghĩ hội họa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và “có công mài sắt có ngày nên kim”.

Tôi tìm đến Trường tiểu học Vĩnh Ninh, gặp Thuận đang say sưa chỉ những học trò thân yêu vẽ thiệp chúc mừng do Tổ chức SOS đặt hàng. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi là tờ giấy và cây bút.

Học trò là những đứa trẻ khiếm thính bẩm sinh và giống thầy ở niềm đam mê hội họa. Lớp học đủ lứa, 7 tuổi, 10 tuổi và... 20 tuổi cũng có. Nhìn cách Thuận dạy và chỉ đám trẻ từng nét bút, đường cọ, pha màu mới thấy hết tâm huyết của người thầy đặc biệt. “Mình dạy học trò cách làm thiệp, vẽ bức tranh, mong sau này chúng có được công việc, có thu nhập không phải dựa dẫm vào người khác” - Thuận tâm sự.

Mới làm việc ở trường gần hai năm nhưng giáo viên đặc biệt của trường luôn được đồng nghiệp quý mến. “Thầy Thuận là một đồng nghiệp rất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, sống có ý thức kỷ luật, hòa đồng, tận tâm với nghề”- bà Đoàn Thị Thúy Loan, hiệu trưởng nhà trường, nhận xét.

Phóng to
Thuận dạy các em khiếm thính vẽ

Sống là cho...!

Phòng tranh Light Star khai trương tại số 12 kiệt 64 Nguyễn Công Trứ, TP Huế. Những bức tranh muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống: một làng quê bình yên hay một ngôi trường trong ước mơ xa xăm.

Ngoài Thuận là người đi tiên phong trong việc thành lập, phòng tranh còn có hai người bạn thân là Nguyễn Ngọc Tuấn và Cao Thanh Hải, học cùng Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật. Phòng tranh có diện tích khá khiêm tốn nhưng chứa đầy ước mơ. Ước mơ cho niềm đam mê hội họa và ước mơ cho những đứa trẻ thiệt thòi. “Thuận mê vẽ tranh, mà mỗi lần vẽ xong không có chỗ để triển lãm. Khi Thuận nảy ý định lập phòng tranh thì gia đình đồng ý ngay. Giúp con mở phòng tranh cũng như giúp con thỏa niềm mơ ước từ nhỏ là có một nơi thỏa sức tung hoành và nhận những đứa trẻ khiếm thính về dạy” - ông Trương Suối, bố Thuận, nói.

Nhìn từ ngoài vào bên trong phòng tranh thấy những bóng người lao xao, ngoài tiếng nói của Tuấn và Hải, còn lại tất cả chỉ nói bằng... tay. “Nhiều lúc thấy Thuận chỉ dạy mấy em tận tình, mình lại cố gắng bên Thuận, giúp Thuận đạt được ước mơ” - Tuấn tâm sự.

Những ngày đầu khai trương phòng tranh của chàng họa sĩ khiếm thính, 50 tác phẩm đầu tay trên các chất liệu sơn mài, sơn dầu và acrylic đã được công chúng yêu nghệ thuật mua 8 bức. “Vui lắm, tranh chúng tôi vẽ đã có người mua, cầm đồng tiền trên tay mình thấy thật ý nghĩa. Tiền bán tranh chúng tôi sẽ mua vật liệu vẽ, số còn lại thực hiện ước mơ của Thuận là nhận thêm nhiều trẻ em khiếm thính về dạy” - Hải cho biết.

Ngoài công việc ở trường, hằng ngày phòng tranh ở nhà Thuận nhận bước đầu ba đứa trẻ về học nghề. Mỗi sáng thứ bảy và chủ nhật, Thuận chở học trò dạy ở trường về phòng tranh dạy vẽ thêm, chiều chở bọn trẻ về gia đình. Không thu một đồng học phí, lại còn nuôi cơm các em.

Nhìn Thuận đưa đôi tay uyển chuyển trên khung vải, từng đường nét sắc màu tạo nên những ước mơ. Tất cả mới chỉ bắt đầu, bắt đầu từ những ước mơ trên tranh và sau đó là thực hiện trong đời sống.

Phóng to

Áo Trắng số 9 (ra ngày 15-5-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

DUNG QUẤT (BC K31, ĐH KH Huế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sợi chỉ rút kinh nghiệm

TTO - Rút thoải mái

Sợi chỉ rút kinh nghiệm

Đường đi của đồng tiền

TTO - Đường đi xủa đồng tiền zig zag và ngoạn mục hơn bất kỳ đường đi bóng nào của anh tiền đạo thứ thiệt trong bóng đá.

Đường đi của đồng tiền

​Thích 'trăm' hơn 'triệu'...

TTO - 'Triệu đóa hoa hồng' với (phần) 'Trăm đóa hoa hồng' cái nào hot hơn?

​Thích 'trăm' hơn 'triệu'...

Bởi lưng không lận món hời ưu tiên

TTO - Lần đầu tiên trong lịch sử thi cử xảy ra nghịch lý: Đạt điểm tuyệt đối (30 điểm) vẫn trượt ĐH

Bởi lưng không lận món hời ưu tiên

Thương vụ khờ dại của nhà nước

TTO - Trong khi thiên hạ tỉnh đòn / Buồn cho nhà nước vẫn còn ngây thơ.

Thương vụ khờ dại của nhà nước

Bất ngờ lộ ra

TTO - Nếu không có chuyện tình cờ/Tổ chuồn chuồn chẳng bất ngờ lộ ra.

Bất ngờ lộ ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar