21/08/2020 08:55 GMT+7

Người từ 6 tỉnh, thành có dịch về TP.HCM: Xét nghiệm thế nào?

THÙY DƯƠNG ghi
THÙY DƯƠNG ghi

TTO - Bộ Y tế đã công bố nhiều địa phương có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. TP.HCM sẽ mở rộng xét nghiệm những người từ vùng dịch về, đến TP.HCM. Việc xét nghiệm sẽ thực hiện ra sao, làm sao đẩy nhanh quá trình xét nghiệm...?

Người từ 6 tỉnh, thành có dịch về TP.HCM: Xét nghiệm thế nào? - Ảnh 1.

Xét nghiệm COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

* Ngoài những người về từ TP Đà Nẵng, những người về, đến TP.HCM từ Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam, Quảng Trị sẽ được theo dõi y tế như thế nào? Quy trình khai báo y tế và xét nghiệm thực hiện ra sao?

- Bà Đinh Thị Hải Yến, phó khoa truyền thông - giáo dục sức khỏe Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết: HCDC đã có hướng dẫn triển khai giám sát những người từ 6 tỉnh thành có dịch. Theo đó, tất cả những người thuộc diện này sẽ tự cách ly, tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày từ ngày đến TP.HCM.

HCDC đã có văn bản hướng dẫn các trung tâm y tế quận huyện triển khai phân loại, giám sát theo 4 nhóm nguy cơ như sau:

Những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19; người từ những khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng sẽ thực hiện khai báo tại khu cách ly của quận huyện và áp dụng cách ly tập trung (cách ly cấp 3) tại khu cách ly quận huyện hoặc thành phố và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

Những người từng đến các địa điểm được Bộ Y tế thông báo có dịch sẽ thực hiện khai báo tại trạm y tế, cách ly tại nhà (cách ly cấp 2), lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.

Những người không thuộc 3 nhóm trên sẽ thực hiện khai báo trên ứng dụng tokhaiyte.vn và tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của y tế; lấy mẫu xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ.

Thời gian áp dụng các hình thức giám sát này là 14 ngày, tính từ ngày đến TP.HCM. HCDC sẽ cập nhật thường xuyên danh sách các địa phương có trường hợp bệnh COVID-19 trong cộng đồng, các khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, các địa điểm được Bộ Y tế công bố.

Người dân thuộc diện trên thực hiện theo hướng dẫn của HCDC và liên hệ trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế nơi mình cư trú để phối hợp thực hiện. Việc giám sát này nhằm phát hiện sớm nguồn lây, kiểm soát sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. 

Người từ các tỉnh thành nêu trên khi đến TP.HCM cần chủ động thực hiện theo hướng dẫn của HCDC được cập nhật thường xuyên trên website (hcdc.vn), fanpage (https://www.facebook.com/ksbthcm/). 

Mọi người cần chủ động, trung thực trong khai báo y tế cũng như tuân thủ hướng dẫn cách ly y tế, bảo vệ chính bản thân mình, gia đình và cộng đồng cũng như giúp thành phố kiểm soát được dịch bệnh, phát triển kinh tế. Cộng đồng cũng cần phối hợp phát hiện các trường hợp không khai báo hoặc khai báo không trung thực.

* Dự báo số lượng những người từ các tỉnh thành có dịch đến TP.HCM có đông không? Quy trình xét nghiệm sắp tới có thay đổi gì để người dân sớm nhận được kết quả xét nghiệm?

- Ông Phan Thanh Tâm, phó giám đốc HCDC: Khi TP.HCM triển khai giám sát các trường hợp đến từ 6 tỉnh thành có dịch COVID-19 trong nước, số người đến khai báo y tế, được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 sẽ tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, đợt tới này sẽ không "ồ ạt" như người về từ Đà Nẵng trước đó.

Lý do là không phải tất cả các đối tượng đến từ 6 tỉnh thành này đều lấy mẫu xét nghiệm như Đà Nẵng trước đó mà chỉ có một số nơi. Ví dụ, ở tỉnh Quảng Nam, hiện tại chỉ có những người từ Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Thăng Bình, Duy Xuyên mới tổ chức cách ly lấy mẫu xét nghiệm. Bên cạnh đó, những nơi này cũng đã thực hiện giãn cách xã hội nên người dân không về TP.HCM nhiều được. Trước đó, khi có thông tin Đà Nẵng có dịch, khách du lịch đã quay trở lại TP.HCM rất nhiều.

Khi chúng tôi triển khai xét nghiệm cho toàn bộ người về từ Đà Nẵng, với số lượng quá lớn, vài ngày đầu cũng không thật sự chủ động hết được nhưng sau đó công việc đã đi vào ổn định. Sắp tới, ngành y tế sẽ có những phương án cụ thể như đối tượng nào cần được ưu tiên làm xét nghiệm trước, ngành y tế thành phố cũng giao cho HCDC xây dựng phương án điều phối mẫu cho các đơn vị, với số lượng mẫu theo từng mức độ sẽ điều phối cho những đơn vị nào, như vậy sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện xét nghiệm, nhất là trong những tình huống mẫu tăng đột biến.

Đặc biệt, để chuẩn bị cho những đợt tiếp nhận người về từ vùng dịch trong thời gian sắp tới, Sở Y tế TP.HCM đã giao HCDC xây dựng phần mềm để hỗ trợ, điều phối, phân loại đối tượng ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm, giám sát chặt chẽ việc chuyển mẫu, giảm được thủ tục hành chính...

Hiện có thêm 1.258 người từ Đà Nẵng về TP.HCM khai báo, nâng tổng số người đã khai báo y tế và được lấy mẫu là 53.707. Đến nay, tất cả mẫu xét nghiệm được lấy đều đã có kết quả và được đưa về các quận huyện. Về thông tin một số người đã được lấy mẫu xét nghiệm nhưng vẫn chưa có kết quả, những người dân chưa nhận được kết quả cần chủ động liên hệ với đơn vị lấy mẫu để nhận kết quả.

Quảng Nam mở rộng xét nghiệm người từ Đà Nẵng về, có thể 6.000 mẫu/ngày

TTO - Hiện nay tỉnh Quảng Nam đã mở rộng xét nghiệm những người trở về từ Đà Nẵng từ ngày 1-7, năng lực xét nghiệm đã tăng cao, lên đến 6.000 mẫu/ngày.

THÙY DƯƠNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tắm quá lâu, quá sạch coi chừng lại... hại chính mình

Không chỉ gây hại cho da, việc tắm lâu và dùng quá nhiều sản phẩm còn ảnh hưởng đến môi trường.

Tắm quá lâu, quá sạch coi chừng lại... hại chính mình

Khởi tố 18 bị can ở Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ hơn 75 tỉ đồng để cấp khống giấy tờ

Tối 14-7, Bộ Công an cho biết văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.

Khởi tố 18 bị can ở Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ hơn 75 tỉ đồng để cấp khống giấy tờ

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Một nghiên cứu mới cho thấy ông bà có tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến cả đời cháu sau này chứ không chỉ là từ bố mẹ sang con.

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Hai tháng cứu sống ngoạn mục bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu

Sau 2 tháng nỗ lực, y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu nguy kịch trước đó.

Hai tháng cứu sống ngoạn mục bé trai 10 tuổi tại TP.HCM bị cây rơi trúng đầu

Chạy deadline xuyên đêm, người đàn ông bị rối loạn cương dương kéo dài, muốn tự tử

Phía sau những biểu hiện trầm cảm, lo âu của một bệnh nhân nam đi khám tâm thần lại là một vấn đề thường bị giấu kín - rối loạn cương dương.

Chạy deadline xuyên đêm, người đàn ông bị rối loạn cương dương kéo dài, muốn tự tử

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Liên tiếp có thông tin về những vụ tài xế đột quỵ khi đang lái xe, khiến nhiều người lo ngại. Vì sao tài xế dễ bị đột quỵ, phòng tránh được không?

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar