12/06/2017 08:43 GMT+7

Người Trung Quốc bỏ phố về quê làm nông nghiệp sạch

MINH TRUNG
MINH TRUNG

TTO - Sau nhiều thập kỷ ồ ạt di cư vào thành phố, nhiều người Trung Quốc đã bắt đầu quay về quê làm nông nghiệp sạch trong cơn khát thực phẩm an toàn của dân chúng. 

Thu hoạch bắp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Cách làm thiếu vệ sinh ở nhiều nơi gây mất niềm tin cho người tiêu dùng Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch (và lạ) ở Trung Quốc đang tăng cao, nhất là từ tầng lớp khách hàng trung lưu, và mở ra một cơ hội lớn cho các công ty khởi nghiệp nông nghiệp, trong đó an toàn thực phẩm trở thành tiêu chí tối quan trọng.

Bỏ thành phố về quê nuôi gà

“Nhiều người đang ngày một khá giả và họ muốn mua các sản phẩm nông nghiệp an toàn”, ông Li Xiaojun, 42 tuổi, lý giải việc rời thành phố về quê nuôi gà dù đã có bằng đại học chuyên ngành viễn thông của Đại học Chiết Giang.

Kỹ sư Li thuê khoảng 7ha đất cách đây 10 năm để nuôi gà vịt cung cấp cho gia đình và bạn bè. Nhưng sản phẩm của ông được nhiều người ưa thích đến mức ông quyết định mở rộng diện tích nông trại.

Hiện tại, ông Li có trong tay 666ha đất chuyên nuôi gia cầm thả vườn và bán trực tiếp cho các hộ gia đình ở Hàng Châu, cách nông trại của ông 100km.

Dù giá cao gấp 4 lần so với các sản phẩm cùng loại trong siêu thị, nhưng hàng của ông Li bán vẫn rất chạy.

Người tiêu dùng Trung Quốc nhiều năm qua phải “lên bờ xuống ruộng” vì vô số vụ bê bối liên quan thực phẩm bẩn.

Thực trạng này khiến tầng lớp dư dả bỏ chạy sang dùng các thương hiệu nước ngoài, hoặc họ chỉ mua sản phẩm sạch của các trang trại nhỏ như của ông Li.

Ông Chen Jianming, 49 tuổi, trước đây làm việc trong một nhà máy ôtô. Đến một ngày ông quyết định bỏ tất cả và tìm thấy cơ hội trong nghề trồng trọt.

Ông Chen cùng vợ thuê 0,5ha đất trồng dâu tây trong nhà kính, gieo hạt vào tháng 8, thu hoạch vào mùa đông, chỉ dùng phân bón nhập khẩu. 

“Chúng tôi không dùng thuốc trừ sâu cho nên mọi người rất thích dâu chúng tôi trồng”, ông Chen khoe cách trồng trọt của mình. Mỗi ký dâu ông bán vào dịp tết âm lịch có giá đến 10 USD (hơn 220.000 đồng).

Chuyển đổi mô hình nông nghiệp

Bức tranh nông nghiệp của Trung Quốc đầu thế kỷ 21 có thể được mô tả đơn giản: thiếu đất canh tác, đất nông nghiệp bị chia thành quá nhiều thửa nhỏ, nông dân quá đông, phần lớn là người cao tuổi, đất đai phần lớn bị ô nhiễm...

Nhiều người mong muốn sự thay đổi và các nỗ lực cá nhân như của ông Li Xiaojun và ông Chen Jianming đang giúp khắc phục tình trạng mất cân bằng lương thực ở Trung Quốc, phần nào làm chậm nhịp độ nhập khẩu nông sản.

Chẳng hạn từ năm 2003, Trung Quốc đã bắt đầu phải nhập khẩu nông sản và thực phẩm.

Tỉ lệ nhập khẩu đang tăng rất nhanh: đến năm 2015 đã phải nhập đến 13% số lượng bột sữa xuất khẩu của thế giới, trong khi con số này năm 2008 chỉ khoảng 2%.

Thời gian qua, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng diện tích trung bình của các nông trại, chẳng hạn như nông dân có thể gộp nhiều thửa đất nhỏ lại cho doanh nghiệp thuê.

Tuy chưa đạt quy mô như Mỹ, Canada hay Úc nhưng bằng cách này, những người làm nông sẽ có đủ không gian sử dụng hiệu quả máy móc và các kỹ thuật nông nghiệp mới.

Công ty Penglai Hesheng là một mô hình kinh doanh nông nghiệp kiểu mới điển hình. Đây là một trong ba dự án trang trại hữu cơ lớn nhất được Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Trung Quốc cấp vốn với số tiền 500.000 USD.

Trang trại của Hesheng ở thành phố Yên Đài (tỉnh Sơn Đông) rộng khoảng 70.000ha, có 400 lao động. 

Ngoài trồng dâu tây, táo, anh đào, cà chua... công ty còn kết hợp xây dựng dây chuyền chế biến thực phẩm, trang trại nuôi ngựa và một nhà máy làm rượu vang công suất 80.000 chai/năm.

“Trong khi những người khác chỉ tập trung một sản phẩm, chúng tôi thực hiện canh tác toàn diện từ trồng trọt, làm rừng, đánh cá và chăn nuôi. Mô hình nông trại sinh thái này thu hút rất nhiều người đến thăm và học hỏi” - ông Ma Xiuqing, Tổng giám đốc Hesheng, giải thích về ý định làm ăn của mình.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, hiện đã có hơn 1/3 số hộ dân ở nông thôn tích thửa cho doanh nghiệp thuê canh tác theo quy định mới.

Trung Quốc thiếu đất nông nghiệp

Có một thực tế là dù có tiếng đất đai rộng rãi, nhưng đất nông nghiệp ở Trung Quốc chỉ vào khoảng 121 triệu hecta. Tính bình quân chỉ đạt 0,1 ha/người, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,24 ha/người. Đã thiếu thốn, lại thêm kiểu trồng trọt chụp giật, sử dụng bừa bãi phân bón hóa học khiến đất đai càng nhanh chóng kiệt quệ.

Những năm vừa qua, không ít nhà đầu tư Trung Quốc đã chọn thêm hướng đầu tư làm nông ở nước ngoài để khai thác nguồn đất tốt tại những quốc gia thiếu nhân công và tài chính, rồi đưa trở về bán trong nước với danh xưng sản xuất sạch ở nước ngoài!

MINH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Phía Qatar khẳng định việc đề nghị tặng máy bay cho Tổng thống Trump là quan hệ đồng minh bình thường, đồng thời khẳng định không có mục đích gây ảnh hưởng chính trị.

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR), Chính phủ Úc hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các dự án nhằm giúp phát triển bền vững và đối phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar