15/04/2022 08:00 GMT+7

Người trẻ đối phó hậu COVID-19: Bảo hiểm sức khỏe

P.Q
P.Q

Thách thức của thời đại biến động hậu COVID-19 không nằm ở cơ hội sẽ tới trong tương lai, mà ở chính những thời điểm quyết định của hiện tại.

Người trẻ đối phó hậu COVID-19: Bảo hiểm sức khỏe - Ảnh 1.

BIDV MetLife tư vấn cho khách hàng

Thanh Giang, 28 tuổi, chưa bao giờ nghĩ rằng ở độ tuổi của mình cần quan tâm đến bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm nhân thọ, mà vẫn dự định phải sau 30 tuổi mới xem xét. Chỉ khi không may mắc COVID-19, Thanh Giang mới bắt đầu thay đổi suy nghĩ, nhưng rất nhiều rào cản đã xuất hiện.

Rất nhiều công ty bảo hiểm đã "tạm hoãn" một thời gian yêu cầu bảo hiểm của F0, thời gian thông thường có thể lên tới 90 ngày. Điều Thanh Giang băn khoăn nữa là sau thời gian "tạm hoãn" các công ty bảo hiểm có đồng ý chấp thuận bảo vệ hay không, thì câu trả lời là… chưa chắc. 

Trong ngành bảo hiểm có thuật ngữ "thẩm định vật tín chấp". Với bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm sức khỏe thì "vật tín chấp" chính là sức khỏe. Tình trạng sức khỏe của khách hàng sẽ chính là điều kiện để các công ty bảo hiểm quyết định đồng ý hay từ chối hồ sơ tham gia bảo hiểm của khách hàng.

Thông thường, các chức năng gan, phổi, thận, tim mạch hay công thức máu,… sẽ là những chỉ số quan trọng trong quá trình thẩm định hồ sơ bảo hiểm. Cho đến nay, chưa có nhiều thông tin chính thức về các tình trạng sức khỏe hay bệnh lý liên quan đến hậu COVID-19, nhưng một loạt cảnh bảo của chuyên gia y tế về di chứng hậu COVID-19 vẫn khiến các công ty bảo hiểm e ngại. 

Và đây cũng chính là nguy cơ hồ sơ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe của khách hàng bị "treo" và không rõ khả năng đồng ý hay từ chối.

"COVID-19 không chừa bất kỳ ai, dù trẻ hay là già. Vậy nên, thực sự tôi cũng cảm thấy hối tiếc vì đã không quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe sớm hơn" - Thanh Giang nói.

Trong bối cảnh mới hậu COVID-19, câu hỏi đã lỗi thời chính là: Độ tuổi nào thì nên nghĩ tới việc sở hữu một hợp đồng bảo hiểm? Bởi đơn giản là, hãy tìm hiểu và quyết định ngay hôm nay! Sự linh hoạt của các gói bảo hiểm hiện tại cho phép bạn có thể tham gia ngay khi có ý thức bảo vệ bản thân, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ thu nhập của mình. Càng sớm, càng an toàn!

Sở hữu sớm sự an toàn này mang đến cho bạn những cơ hội gì? Thời gian để bạn cân nhắc hợp đồng bảo hiểm là 21 ngày, tuy nhiên, bạn đã được bảo vệ ngay từ lúc hợp đồng có hiệu lực. Nếu không may mắc COVID-19 khi đã tham gia bảo hiểm hơn 90 ngày, đa số các công ty bảo hiểm sẽ chi trả quyền lợi, trừ các trường hợp quy tắc và điều khoản hợp đồng không cho phép.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng COVID-19 chỉ là một tiếng chuông "cảnh tỉnh" với người trẻ với những suy nghĩ về sự an toàn ngay trong hiện tại và tương lai bền vững. Thực tế, người trẻ có lợi thế rất lớn thì khi tham gia bảo hiểm càng sớm thì mức phí đóng càng thấp.

Vậy cụ thể lợi thế khi sở hữu một hợp đồng bảo hiểm đối với người trẻ là gì?

Ngoài việc đảm bảo an toàn cho bản thân trong bối cảnh xã hội nhiều biến động về dịch bệnh; Giảm thiểu gánh nặng cho bố mẹ, gia đình trước những biến cố cá nhân thì bạn còn đang sở hữu cơ hội chủ động tích lũy nguồn vốn cho tương lai.

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: Làm thế nào để người trẻ có thể sở hữu sớm sự an toàn này?

Với các công ty bảo hiểm nhân thọ thế hệ mới như BIDV MetLife thì việc ứng dụng công nghệ vượt trội của thế giới kết nối 4.0 sẽ mang đến cho người trẻ một trải nghiệm "an toàn trong chớp mắt - bền vững trong dài lâu".

Đó là khả năng tìm hiểu thông tin chi tiết và cặn kẽ; khả quyết định trong giây lát với việc hoàn thành hợp đồng; khả năng điều chỉnh đơn giản và khả năng chuyển đổi linh hoạt - Tất cả được thực hiện online.

Người trẻ đối phó hậu COVID-19: Bảo hiểm sức khỏe - Ảnh 2.

BIDV MetLife chú trọng công nghệ trong việc nâng cao trải nghiệm cho khách hàng

Trong trường hợp này, thông tin khách hàng sẽ được bảo mật như thế nào?

Trong hoàn cảnh COVID-19 tuy không còn quá nguy hiểm, nhưng việc tuân thủ 5K vẫn được khuyến cáo, thì ứng dụng công nghệ BIDV MetLife cho phép khách hàng ký hợp đồng online đơn giản, dễ dàng, "không chạm".

Song song đó, các tư vấn viên vẫn đảm bảo việc giải thích cặn kẽ về hợp đồng và các quyền lợi liên quan. Mọi tiến trình của hợp đồng đều được cập nhật tới khách hàng. Tính bảo mật cũng là điều quan trọng mà BIDV MetLife cam kết với khách hàng khi sử dụng công nghệ kết nối 4.0 tiên tiến nhất.

P.Q

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Căng thẳng thuế quan, Thế Giới Di Động nói gì về giá iPhone?

Công ty cổ phần Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG) trả lời hàng loạt câu hỏi của cổ đông về giá iPhone, việc kiểm soát hàng hóa...

Căng thẳng thuế quan, Thế Giới Di Động nói gì về giá iPhone?

Cổ phiếu Vingroup không còn 'gồng gánh' thị trường, STB phản ứng sau tin sếp mới

Phiên giao dịch ngày 22-5 ghi nhận áp lực điều chỉnh của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC của Vingroup, VPL của Vinpearl, STB của Sacombank...

Cổ phiếu Vingroup không còn 'gồng gánh' thị trường, STB phản ứng sau tin sếp mới

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy công nghiệp sáng tạo

ABBANK cùng Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) bắt tay trở thành đối tác chiến lược.

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy công nghiệp sáng tạo

Dùng thẻ tín dụng đặt phòng khách sạn trực tuyến, cách nào để không lộ thông tin?

Đặt phòng khách sạn trực tuyến không chỉ nhanh chóng mà còn tiềm ẩn rủi ro. Khám phá những 'quy tắc vàng' để bảo vệ thông tin thẻ tín dụng.

Dùng thẻ tín dụng đặt phòng khách sạn trực tuyến, cách nào để không lộ thông tin?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm thôi làm tổng giám đốc Sacombank

Ông Nguyễn Thanh Nhung làm quyền tổng giám đốc Sacombank thay bà Nguyễn Đức Thạch Diễm kể từ ngày 27-5.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm thôi làm tổng giám đốc Sacombank
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar