12/03/2018 10:43 GMT+7

Người trẻ có đang sống... xấu đi?

QUỐC NGUYÊN
QUỐC NGUYÊN

TTO - Chuyện bé Hải An hiến tặng giác mạc cho hai người sau khi chết, học sinh trả lại số tiền lớn nhặt được ở miền Tây... như làn gió mát lành lan tỏa trong xã hội.

Người trẻ có đang sống... xấu đi? - Ảnh 1.

Bạn trẻ tình nguyện đến vui chơi, chăm sóc những bạn nhỏ được nuôi dạy, sinh hoạt tại trung tâm dành cho trẻ khuyết tật, mồ côi ở TP.HCM là hình ảnh, câu chuyện đẹp cần được lan tỏa - Ảnh: Q.L.

“Làm thế nào để khắc phục nếu trên mạng xã hội tìm thông tin tiêu cực thì nó cứ đến thôi, nhưng làm sao để thông tin tích cực trở thành xu hướng chủ đạo

Ông VÕ VĂN THƯỞNG (trưởng Ban Tuyên giáo trung ương đặt vấn đề khi làm việc với Trung ương Đoàn)

Nhưng những câu chuyện đẹp ấy dường như chưa đủ lấn át dư âm của hành vi tội ác xảy ra trong những ngày áp tết mà tội phạm còn rất trẻ. Để rồi dù không muốn, dư luận cũng phải thảng thốt hỏi rằng: "Liệu có phải người trẻ đang sống... xấu đi?"!

Đến lúc này, người ta vẫn nhắc tới vụ án mạng tại Q.Bình Tân (TP.HCM) cùng nhiều câu hỏi không dễ giải đáp. Nguyễn Hữu Tình vừa bước qua tuổi 18 chưa lâu. Chỉ vì tức giận bà chủ hay chửi mắng trong lúc làm việc (theo lời khai ban đầu của Tình với cơ quan chức năng), hắn ra tay sát hại cả năm người trong gia đình bà chủ chỉ trong một đêm. Mà Tình mới làm việc ở đó chừng hai tháng.

Một mình Tình sao có thể ra tay "gọn lẹ" như vậy? Tại sao "máu lạnh" đến thế? Sao còn trẻ mà ác vậy?... Có bao nhiêu câu hỏi tại sao được đặt ra sau vụ án kinh hoàng đó. Rồi người ta chợt nhớ lại vụ án Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, tội ác Nguyễn Hải Dương gây ra tại Bình Phước còn chưa xa lắm. Bất giác, một câu hỏi khác chợt lóe lên: Có phải người trẻ hôm nay đã "quên" sống đẹp, "quen" với sống... xấu và tàn nhẫn hơn với đồng loại của mình!?

Bạn Phan Sơn (Q.2) chia sẻ suy tư: "Mình gần 30 tuổi mà chưa bao giờ dám cầm dao cắt tiết một con gà, vậy mà không thể hình dung nổi những bạn trẻ ấy có thể cầm dao giết một lúc đến mấy mạng người. Họ có kịp nghĩ gì không khi xuống tay lúc ấy?".

Có lẽ đó không phải nỗi băn khoăn của riêng Sơn! Nhiều người lớn và trải đời cũng đã không dưới một lần tự hỏi như vậy khi đọc thông tin về những vụ trọng án này.

Mới đây nhất, khi vụ tai nạn giao thông vào đêm khuya trên đường Phan Văn Trị (Q.Gò Vấp) xảy ra, một người dân tham gia cứu nạn kể có kha khá người đi đường bắt gặp, dừng xe và móc điện thoại chụp hình, quay phim rồi đi mà không hỗ trợ cấp cứu nạn nhân. Và cô này nói thêm rằng phần nhiều trong số ấy là các bạn trẻ.

Không khó để tìm thấy những màn "trừng phạt" hội đồng trên mạng. Chỉ thấy cái tít, không cần xem nội dung - ném đá. Đọc lướt nội dung, không cần kiểm chứng, dẫn nguồn - ném đá. Xem cái ảnh, nhìn thấy ghét - ném đá. Những bình luận ác ý tưởng như vô thưởng vô phạt bỗng chốc hóa thành cơn thịnh nộ trút xuống một thân phận nào đó. Mà khi "thực hiện hành vi trừng phạt trên mạng", ngay những người tự cho mình quyền trừng phạt còn chưa kịp biết người bị trừng phạt kia là ai.

Tại buổi làm việc với Trung ương Đoàn gần đây, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng nêu thực trạng: "Các bạn trẻ mỗi sáng like dạo một vòng. Không cần đọc cũng like, chưa biết đúng sai cũng like. Nhưng ít ai share (chia sẻ) cho nhau một bài báo tốt, tin tốt hay viết một lời phê bình đối với những tin không đúng, chia sẻ nhau những điều tốt đẹp". Và ông Thưởng đặt câu hỏi: "Vào Facebook, vì sao tin tốt không trở thành chiến dịch mà ai cũng tiếp cận được?".

Nhiều câu chuyện tử tế vẫn lan tỏa song thẳng thắn mà nói tin tiêu cực, chuyện chưa tốt vẫn được tìm kiếm, chia sẻ với nhau nhiều hơn cả trên mạng lẫn trong đời sống.

TS Đặng Hoàng Giang từng viết trong một cuốn sách của ông: "Tử tế, đặc biệt từ những người xa lạ, giúp chúng ta bớt cô đơn, đem lại cho chúng ta sự ấm áp và niềm an ủi để đi qua cuộc đời. Tử tế không đắt đỏ mặc dù có tiền cũng không mua được nó".

Chuyện "sống đẹp" giữa cộng đồng, trong đó có mỗi người trẻ chúng ta có thật sự đến mức khan hiếm và cần phải đi tìm? Mà liệu rằng sẽ phải tìm ở đâu, bằng cách nào?

Xây dựng lối sống đẹp cho giới trẻ: cách nào?

Liệu rằng nhiều người trẻ hôm nay có đang ngày càng sống "xấu" đi, lạnh lùng và vô cảm hơn? Chúng tôi chờ mong từng chia sẻ của các bạn về câu chuyện này. Không phải để bêu cái xấu mà hãy cùng nhau giúp lan tỏa cái đẹp, xây dựng giá trị sống đẹp trong cộng đồng, bắt đầu từ chính mỗi bạn trẻ.

Mọi chia sẻ, ý kiến, giải pháp theo góc nhìn của bạn xin vui lòng gửi về diễn đàn "Xây dựng lối sống đẹp cho giới trẻ: cách nào?" qua email: [email protected].

TTO - Các bạn trẻ mỗi buổi sáng đi like dạo một vòng, không cần đọc cũng like, trong một câu chỉ cần thấy một chữ, hình đẹp là like, chưa biết đúng sai cũng like, nhưng ít có ai share cho nhau một bài báo tốt.

QUỐC NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em kỹ năng nhận biết tin giả và sự thật ngay từ mầm non.

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Trung Quốc công bố các biện pháp mới nhằm ổn định việc làm: mở rộng trợ cấp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho thanh niên tìm việc...

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Bộ Quốc phòng mời 5 nước là Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm.

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cơ sở của các bạn trẻ đã có mặt ở 168 phường, xã, đặc khu tại TP.HCM sau sáp nhập.

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar