07/08/2011 04:04 GMT+7

Người Syria phải tự quyết

NGUYỄN NGỌC HÙNG
NGUYỄN NGỌC HÙNG

TT - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vừa ra tuyên bố đầu tiên bày tỏ lập trường về tình hình Syria. Bản tuyên bố lên án việc chính quyền Syria dùng lực lượng quân sự để tấn công dân thường, nhưng cũng nhắc nhở lực lượng đối lập “tránh trả thù lẫn nhau và không xâm phạm các thể chế nhà nước”.

Phóng to

Người gốc Syria biểu tình phản đối Tổng thống al-Assad trước Đại sứ quán Syria ở Cairo, Ai Cập. Hình ông al-Assad được vẽ thêm bộ ria mép giống Hitler - Ảnh: AFP

Những thông tin rất hạn chế từ Syria đưa ra bên ngoài (bởi truyền thông độc lập bị cấm) bao giờ cũng trái ngược nhau giữa chính phủ với phe đối lập. Chính phủ thường viện cớ “các nhóm vũ trang khủng bố bắn vào dân thường và giết nhân viên công lực” để biện minh cho việc quân đội và an ninh phải sử dụng vũ lực nhằm diệt trừ phiến loạn.

Còn thông tin do các hãng truyền thông quốc tế và Ả Rập đưa theo phe đối lập, hoặc từ nguồn do người dân tại chỗ cung cấp bằng Internet lại cho thấy chỉ có xe tăng của quân đội và an ninh tràn vào một số thành phố, bắn phá như quang cảnh chiến trường. Có những số liệu được đưa ra như khoảng 2.000 thường dân đã bị giết, hàng chục nghìn người bị bắt giam và hàng chục nghìn người khác lánh nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ và Libăng.

Có thể thấy Mỹ và các quốc gia phương Tây một mặt tăng mức độ lên án và trừng phạt có giới hạn đối với chính quyền Syria, mặt khác khẳng định không có giải pháp quân sự hay can thiệp trực tiếp vào Syria giống như Libya. Nga và Trung Quốc không tỏ thái độ bênh vực chính quyền al-Assad nhưng kiên quyết chống lại khả năng xảy ra can thiệp quốc tế vào Syria, ít nhất là trong thời gian hiện nay.

Thổ Nhĩ Kỳ, một nước láng giềng vốn rất thân thiết với chế độ Syria, ngày càng tỏ ra không tán thành và “thất vọng” trước hành động trấn áp bằng bạo lực của nhà cầm quyền ở Damascus. Các nước Ả Rập tránh né việc phê phán chính quyền của Tổng thống al-Assad, không như trường hợp với chính quyền của ông Gaddafi ở Libya. Chỉ có một vài quốc gia ít ỏi, nổi nhất là Iran, lên tiếng công khai bênh vực chính quyền al-Assad.

Chính quyền của Tổng thống al-Assad tuy bị cô lập nghiêm trọng trên phạm vi quốc tế nhưng chưa có dấu hiệu rạn nứt nội bộ đáng kể như đang diễn ra tại Libya, Yemen. Chưa có quan chức cao cấp nào trong bộ máy chính quyền, quân đội và an ninh ly khai hay từ chức. Dường như vẫn có sự nhất trí cao trong chính quyền, quân đội và an ninh về quyết sách trấn áp thẳng tay đối với mọi biểu hiện phản kháng.

Chính quyền Syria đang từng bước cải thiện chế độ hà khắc kéo dài hơn 40 năm qua. Đầu tiên là bãi bỏ “tình trạng khẩn cấp” vẫn có hiệu lực từ năm 1963 đến nay. Tiếp đó là lệnh “ân xá tù chính trị”. Rồi đến chuẩn bị “đối thoại quốc gia”. Mới nhất, ngày 4-8 ông al-Assad đã ban bố luật tổ chức tổng tuyển cử. Nhưng dường như các động thái được coi là “nhượng bộ chẳng đặng đừng” này của chính quyền Syria là quá chậm trễ và muộn màng. Bản thân ông al-Assad có lẽ cũng ý thức được hoàn cảnh của mình là không có đường lùi nữa.

Trong khi đó, bất chấp sự trấn áp quyết liệt và con số thương vong ngày càng cao, các cuộc biểu tình đòi lật đổ ông al-Assad vẫn tiếp diễn. Nhưng phe đối lập ở Syria chưa thể trưởng thành về chất để có thể lật đổ được chế độ cầm quyền. Phong trào bùng nổ bằng những cuộc biểu tình bột phát. Những nhóm đối lập còn manh mún, không có lãnh tụ xứng tầm, trong nước và ngoài nước chưa thể hợp nhất. Họ chung một mục tiêu lật đổ chính quyền nhưng chia ra nhiều phe nhóm rất khác nhau về hệ tư tưởng, thậm chí mâu thuẫn về bản chất tôn giáo và sắc tộc.

Có lẽ ông al-Assad cũng hiểu với tất cả những gì đã diễn ra, mọi nỗ lực dùng bàn tay sắt nhằm đè bẹp sự phản kháng cũng không thể khôi phục lại trật tự của thể chế từng “vững như bàn thạch” từ năm 1970 đến giữa tháng 3-2011. Ngược lại, lực lượng đối lập đã nghiệm ra rằng dù họ có khẩn thiết hô lớn “sự im lặng của các vị đang giết chết chúng tôi” thì cũng không có thế lực nào từ bên ngoài đổ người đổ của ra để mang đến những đổi thay mà họ đòi hỏi.

Người Syria sẽ phải tiếp tục tự mình phân định thắng thua trong cuộc đấu chưa có hồi kết này.

NGUYỄN NGỌC HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Greenland và những lựa chọn 'hợp pháp' của Mỹ

Ông Trump nhấn mạnh rằng Mỹ 'rất cần Greenland vì lý do an ninh' nhưng điều đó có đủ sức biện minh cho những lựa chọn gây tranh cãi với vùng lãnh thổ này?

Greenland và những lựa chọn 'hợp pháp' của Mỹ

Kiev làm gì khi ông Trump mất kiên nhẫn?

Hòa đàm Ukraine bị ngưng trệ sau khi đàm phán tại London thất bại, Washington thể hiện thất vọng và đưa ra tối hậu thư, buộc Kiev phải lựa chọn giữa hòa bình hoặc tiếp tục chiến đấu.

Kiev làm gì khi ông Trump mất kiên nhẫn?

Ký kỷ lục 124 sắc lệnh trong 3 tháng, ông Trump đang viết lại trật tự pháp lý nước Mỹ?

Chưa đầy 100 ngày sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký 124 sắc lệnh nhưng chỉ ban hành 5 đạo luật, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lạm quyền và khủng hoảng hiến pháp tại Mỹ.

Ký kỷ lục 124 sắc lệnh trong 3 tháng, ông Trump đang viết lại trật tự pháp lý nước Mỹ?

Ông Trump đối mặt tứ bề thọ địch vì chính sách thuế đối ứng

Chính sách thuế quan của ông Trump đã khiến ông đối mặt với sự phản đối không chỉ của thế giới mà còn từ trong lòng nước Mỹ. Trước tình cảnh đó, Mỹ đã có dấu hiệu 'xuống nước' với đối thủ Trung Quốc.

Ông Trump đối mặt tứ bề thọ địch vì chính sách thuế đối ứng

Nga - Ukraine: Hòa đàm khó khăn

Càng gần đến mốc 100 ngày đầu nhiệm kỳ của ông Trump càng có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí trái ngược về diễn tiến hòa đàm Nga - Ukraine.

Nga - Ukraine: Hòa đàm khó khăn

Vì sao Fed cần độc lập?

Một ngân hàng trung ương bị chính trị hóa sẽ tạo ra lạm phát cao hơn, lãi suất tăng vọt và làm suy yếu niềm tin vào hệ thống tài chính của Mỹ.

Vì sao Fed cần độc lập?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar