01/11/2013 07:05 GMT+7

Người Sài Gòn ngại sinh con

MAI HOA - BẢO HÀ
MAI HOA - BẢO HÀ

TT - Số con trung bình của một bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ ở TP.HCM đang ở mức thấp. Năm 2009, con số này là 1,45 con/bà mẹ, năm 2012 là 1,33 con trong khi cả nước là 2,06 con/bà mẹ.

Phóng to
Buổi tối, vợ chồng anh Phúc - chị Thêm cùng kèm con học bài - Ảnh: Quang Định

“Nuôi con cực quá” - chị Lý Thị Thêm (38 tuổi, Q.11, TP.HCM) thốt lên như vậy khi được hỏi về ý định sinh thêm em bé. Chị kể hồi chị và anh Bùi Tiến Phúc lấy nhau, chi tiêu của hai vợ chồng eo hẹp lắm. Chị lại sinh mổ nên sức đề kháng của con kém, bệnh tật liên miên, tiền thuốc men, đi bệnh viện không biết bao nhiêu là đủ.

Ưu tiên cho công việc

"Nguyên nhân chính của việc sinh ít con hiện nay là áp lực của nếp sống đô thị, công việc quá bận rộn, hơn nữa chi phí để nuôi con tới lúc trưởng thành cũng rất lớn. Thực tế, mỗi cặp vợ chồng nên có đủ hai con mới đảm bảo mức sinh thay thế, đảm bảo được nguồn nhân lực lao động trong tương lai, đảm bảo sự phát triển của giống nòi dân tộc"

Tô Thị Kim Hoa (phó giám đốc Sở Y tế, chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM)

14 năm trôi qua, con trai giờ đã cao lớn gần bằng ba. Bây giờ anh chị đã có nhà riêng, thu nhập một tháng của hai vợ chồng cũng ngót nghét chục triệu đồng. Chị Thêm nhẩm tính: “Chừng ấy tiền trong thời buổi này, nuôi một đứa con thì dư đấy, nhưng hai đứa chắc không đủ, sinh con ra lại khổ con. Chỉ tính riêng tiền học, tiền ăn của con đã mất quá nửa số lương rồi. Thôi thì ráng làm lụng nuôi con cho tốt vẫn hơn”.

Khác với vợ chồng chị Thêm, chị Vũ Ngọc Đoan Trang (29 tuổi, chung cư Botanic, Q.Phú Nhuận) dù kinh tế vững vàng vẫn quyết định chỉ sinh một con. Chị Trang có công ty riêng, chồng kinh doanh thuận lợi với showroom ôtô giữa Sài Gòn. Cả hai vợ chồng đều trẻ, giỏi và cũng rất khéo sắp xếp thời gian để chăm con. Nhưng sở thích đi du lịch thường xuyên, nỗi lo canh cánh khó lấy lại vóc dáng sau sinh, cộng thêm nỗi ám ảnh thai nghén, bầu bì đã khiến chị Trang “cứ nghĩ đến sinh con là thấy ớn rồi”.

Còn chuyện sinh một con của chị Quỳnh Trâm (40 tuổi, Q.Thủ Đức) ban đầu vì công việc, nhưng về sau chị thấy lựa chọn của mình là sáng suốt. “Sinh một đứa con mất ít nhất ba năm trời, chăm từng bữa ăn giấc ngủ. Bắt đầu đi làm lại rồi, mình tiếc công việc, sinh thêm thì phải nghỉ, không tập trung làm việc được nên thôi. Khi bé học tới lớp 4, một hôm mình hỏi má sinh thêm em bé nha? Nó bảo thôi má đừng có dụ con, mấy đứa bạn cùng lớp con kêu có em khổ lắm. Mình bật cười mà lại nghĩ thương con, thôi mình nó cũng được rồi, thêm một đứa thì thời gian phải chia ra, tình cảm cũng phải san sẻ ra, tội nghiệp”.

Có một thế hệ cô đơn?

Con trai của chị Quỳnh Trâm - Tin - năm nay 13 tuổi, đã cao 1,65m và nặng tới 80kg, người rắn rỏi, chắc nịch. Cậu là võ sĩ huyền đai taekwondo, lại chơi đàn ghita rất hay. Chị Trâm kể rằng Tin thích đi học võ, học đàn từ nhỏ. Thế là sáu năm nay, cuối tuần nào chị cũng đều đặn chạy xe từ Thủ Đức đưa con lên Nhà văn hóa Thiếu nhi TP để học. Ngày con đòi đi học bơi, đưa con tới mấy bể bơi gần nhà nhưng thấy đông đúc quá, chị phải lặn lội tìm một bể bơi trong nhà hàng ở tận Bình Dương để con vào bơi cho thoải mái. Một năm nay, chị Trâm nghỉ hẳn công việc nhân viên văn phòng, chỉ ở nhà tập trung chăm lo cho con.

“Ba mẹ chỉ có mình con” cũng là câu mà anh Phúc - chị Thêm nhắc tới nhiều nhất trong câu chuyện về con trai 14 tuổi của mình. 17g, chị Thêm đi làm về, mang theo một ít bánh mì cho con ăn trước khi đi học ca tối. Cậu bé chạy ùa ra đón mẹ, đỡ lấy đồ ăn rồi leo lên gác. Một lát nữa, ba sẽ chở cậu đi học tiếng Anh. Đã học tới lớp 9, cậu vẫn chưa biết đi xe đạp, ngày ngày ba mẹ thay nhau đưa đón cậu tới trường cách nhà năm phút chạy xe.

Anh Phúc là nhân viên lái xe cho một công ty nước ngoài, nhưng ngày nào cũng thu xếp công việc về sớm với con. Anh nói nhiều khi đi làm mà con ở nhà một mình cũng không yên tâm, chỉ mong ngóng được về gặp con. Trái với vẻ bươn chải và khắc khổ của ba mẹ, Hậu thư sinh, bàn tay trắng trẻo với những ngón rất thon dài, mềm như tay nghệ sĩ. Công việc duy nhất cậu biết làm là tự pha một ly trà đá lạnh để uống khi khát.

Cuộc sống của cậu con trai giờ quanh quẩn từ trường về nhà, gói gọn trong căn gác nhỏ chưa đầy 10m2, bạn bè rất ít, cũng rất kiệm lời. Điều ấy làm anh chị cũng hơi lo lắng về tính tình của con, cố gắng bù đắp bằng cách cho con đi chơi nhiều với các anh chị em họ, nhưng bé nào cũng bận học, chẳng mấy khi có thời gian...

MAI HOA - BẢO HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar