18/11/2018 10:06 GMT+7

Người 'phục dựng' những cuộc đời lầm lỡ

TRẦN MAI - TIẾN LONG
TRẦN MAI - TIẾN LONG

TTO - Lấy tấm lòng của một người làm nghề giáo đưa vào công tác mặt trận tại địa phương, bà Mã Thị Đan Phượng (57 tuổi, phường 9, quận 4, TP.HCM) đã “phục dựng” những cuộc đời từng lầm lỡ ở nơi mình sinh sống.

Người phục dựng  những cuộc đời lầm lỡ - Ảnh 1.

Bà Phượng đã giúp nhiều người trở về con đường lương thiện, hòa nhập với cộng đồng và có công việc ổn định - Ảnh: TRẦN MAI

Cứ làm bằng hết tấm lòng và có niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp thì cái xấu sẽ lùi dần

Bà Mã Thị Đan Phượng

Có bà Phượng bên cạnh, những con người từng vào tù ra tội được bước vào con đường mới, nơi họ được mọi người đón nhận và yêu thương.

Từ bà giáo thành "bà dân vận"

Buổi trưa, sau khi gặp gỡ đồng nghiệp cũ nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam, bà Phượng trên chiếc xe máy của mình đi dọc các hẻm phố. Ở đó, bà nhận được những lời chào của người dân nhưng với vai trò "bà giáo dân vận".

Rẽ vào con hẻm, bà Phượng dừng xe tại trụ sở Công an phường 9. Một chiến sĩ công an ra tâm sự cùng bà. Đủ chuyện lớn nhỏ trong phường mà Công an phường 9 phải nhờ bà Phượng góp một tay, nhất là động viên nhắc nhở những người vừa thoát khỏi vòng lao lý trở về nẻo thiện. 

Bà Phượng cười hiền: "Giúp đỡ được người từng vi phạm pháp luật tốt lên mỗi ngày là niềm vui của tôi, tôi hạnh phúc với điều ấy".

Niềm hạnh phúc mà bà nói đến cũng rất tình cờ. Ngày gấp lại cuốn giáo án, trở lại cuộc sống an nhàn của tuổi già, bà Phượng tham gia các câu lạc bộ khác nhau dành cho những người lớn tuổi, ở đó bà thấy được nỗi buồn trên khuôn mặt người mẹ, tiếng thở dài của người cha và sự chua chát mà những gia đình có thành viên từng tù tội gặp phải. 

Một người cả đời gắn bó với nghiệp trồng người, bà Phượng hiểu rằng nếu biết cách giáo dục và thật sự tâm huyết sẽ thay đổi được con người. "Tôi nghĩ đơn giản là những học trò cá biệt mà mình quan tâm bằng tấm lòng thì các em sẽ tiến bộ từng ngày. Trong cuộc sống cũng vậy, cứ làm bằng hết tấm lòng và có niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp thì cái xấu sẽ lùi dần" - bà Phượng tâm tình.

Nhưng trường đời nghiệt ngã hơn trường học rất nhiều. Ở đó, không dễ gì tiếp cận được những người lầm lỡ, họ chẳng biết bà là ai cả, người thân cũng dè chừng vì đã quen sự soi mói về cái án của người nhà. 

Những lần đầu tiếp xúc, bà Phượng tự giới thiệu mình nhưng chẳng ai tiếp. Tâm lý lo lắng khiến tất cả phải khép mình lại. Trong khó khăn ấy, nghiệp vụ sư phạm tưởng không còn chỗ dùng bỗng trở nên hữu dụng. "Mưa dầm thấm lâu", bà Phượng kiên trì theo đuổi từng nóc nhà, dần dần những người lầm lỡ xem sự có mặt của bà như một thành viên trong gia đình.

Bà bắt đầu động viên, khuyến khích người lầm lỡ nói lên ý nguyện của mình: "Cháu muốn gì nói cô, cô sẽ giúp". Hơn ai hết, bà Phượng hiểu rằng cái "nhà tù cuộc đời" thật sự đáng sợ, có thể chặn đứng tất cả con đường đến với miền thiện của người từng có quá khứ đen tối. 

Bà muốn cởi trói và lắng nghe: "Có cháu mong được xóa án, có cháu muốn có vốn làm ăn, có cháu muốn học nghề... và một mong muốn chung là mọi người đừng xa lánh". Bà Phượng hiểu việc đầu tiên là phải hòa nhập, mọi người phải tin, không xem các cháu là tội phạm nữa thì mới bắt đầu lại được. 

"Thế là nhân những buổi sinh hoạt chung, tập thể dục buổi sáng... tôi tâm tình với mọi người, họ bắt đầu chung tay giúp các cháu tự tin làm lại cuộc đời" - bà Phượng chia sẻ.

Như một sợi dây kết nối, mong muốn của người lầm đường được bà Phượng chia sẻ với công an, chính quyền và tấm lòng nhiệt huyết của bà được đón nhận. "Tôi mừng vì lãnh đạo các cấp lắng nghe tôi, ở đây chẳng còn ai nghĩ đến cái án của các cháu từng mang nữa. Các cháu cũng nói chuyện với công an như anh em, không còn sợ hãi bỏ trốn nữa" - bà Phượng trải lòng.

Chuyện của Ch. và T.

Ch. và T. cùng dính án ma túy, người sử dụng, người mua bán và trải qua những ngày tháng ở trại giam. Họ trở về cuộc sống bình thường và nhờ sự giúp đỡ của bà Phượng nay đã có cuộc sống ổn định.

Ch. kể sau hai năm ở tù, anh trở về nhà với ánh mắt buồn của mẹ, cả khu phố không ai chơi với Ch.. Chàng trai trẻ sống khép mình trong nhà. Lúc đó, chỉ có những "bạn" cũ rủ đi chơi, nhưng anh không muốn mình tiếp tục sai lầm nữa. Ch. nói: "May quá, lúc đó cô Phượng đến tâm sự và lôi tôi ra khỏi nhà, xin việc cho tôi làm gia công giày với một người trong phố. Bây giờ thì chẳng ai xem tôi là người nghiện cả".

Bà Th. - mẹ Ch. - thì tỏ rõ những niềm vui. Với bà, căn nhà chật chội này không khiến bà ngột ngạt nữa, lòng bà mở ra khi Ch. đã trở thành người tốt. Bà Th. nhớ thời gian đầu tiên khi Ch. ra tù, bà ngại tiếp xúc với mọi người trong khu phố. 

"Lúc đó cô Phượng đến kêu tôi đi tập thể dục cùng, rồi tham gia hội đoàn thể. Cứ đến là cô Phượng lại dặn Ch. thương mẹ thì phải sống thật tốt. Con tôi tốt như giờ là nhờ cô Phượng" - bà Th. tâm sự.

Còn T. với tội danh buôn bán ma túy, anh bị kết án 11 năm. Nhờ cải tạo tốt, anh được cho về trước hạn 2 năm. Gia đình không còn niềm tin vào T. nữa, anh cũng trở nên xấu tính. 

Rồi bà Phượng đến, đứng ra giải tỏa áp lực của gia đình, anh T. cũng thôi những căng thẳng và bắt đầu làm lại đời mình bằng một quán cà phê vỉa hè. Cái quán cà phê nhỏ bé ấy không khiến anh giàu lên được, nhưng đó là đồng tiền thiện lương đủ để vợ chồng anh trang trải mỗi ngày. 

"Tôi giờ sống bình lặng, thấy mình khác trước rất nhiều. Cảm ơn cô Phượng đã tin tưởng và tạo mọi điều kiện cho tôi làm lại cuộc đời" - anh T. nói.

Cuộc đời thêm một người tốt, bà Phượng thêm một nỗi vui trong đời mình, cứ thế bà bước vào trường đời với cả sự bao dung. Gần chục năm làm công tác dân vận, bà Phượng cũng rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu, chẳng có bài học sách vở nào trong dân vận, thực tiễn cuộc sống mới là bài học lớn. 

"Bác Hồ nói giản dị mà sao cả dân tộc đều nghe, bởi Bác có tấm lòng và như người thân của tất cả chúng ta. Tôi học Bác điều ấy trong công việc của mình" - bà Phượng chia sẻ.

* Ông CAO TUẤN ANH - Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 4:

Một tấm gương sáng

Bà Mã Thị Đan Phượng là tấm gương sáng trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", gắn với các phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Bà Phượng đã cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị cho công an, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Bà đã được tặng nhiều khen thưởng của quận và TP.

Bà là tấm gương rất tích cực và tiêu biểu trong phong trào vận động, cảm hóa người lầm lỡ trở về nẻo thiện, là cầu nối giữa chính quyền và người dân. Thông qua bà, chính quyền và người dân lắng nghe được nhau, tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề.

TTO - Bằng tình yêu thương và kiên trì theo đuổi, các nhân viên Tổ chức Tầm nhìn thế giới cùng UBND quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng), đã trao cho nhiều bạn trẻ cơ hội sửa chữa sai lầm, vươn lên làm lại cuộc đời.

TRẦN MAI - TIẾN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar