31/05/2024 10:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người phụ nữ bị đột quỵ với triệu chứng không ai ngờ tới

Cách đây 5 năm, Jenna Gibson chỉ mới 39 tuổi và cô đang tập luyện chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon. Nhưng kế hoạch của Gibson đã bị hủy bỏ, do một cơn đột quỵ suýt cướp đi mạng sống của cô.

Jenna Gibson cùng chồng và các con - Ảnh: Jenna Gibson

Jenna Gibson cùng chồng và các con - Ảnh: Jenna Gibson

Trang Fox News dẫn lại nghiên cứu gần đây của Mayo Clinic cho thấy gần 60% số ca tử vong do đột quỵ xảy ra ở phụ nữ. Hiện tại, Gibson, một bà mẹ hai con ở Michigan, nói rằng cô muốn giúp những người khác nhận thức rõ hơn về đột quỵ và ưu tiên sức khỏe của họ.

Dấu hiệu đột quỵ nằm ngoài sách vở

Vào ngày Gibson bị đột quỵ, cô từng cảm thấy mọi thứ rất tuyệt. Đó là một ngày đẹp trời. Cô đã hoàn thành xong bài thuyết trình tại nơi làm việc, và đang tận hưởng chuyến đi dạo bên ngoài với mẹ sau bữa tối.

"Chúng tôi nói với nhau về việc tôi tập luyện cho cuộc đua marathon nhân dịp sinh nhật lần thứ 40 của mình, và rồi đột nhiên, tôi cảm thấy như bị cả tấn gạch ném vào", cô nói với Fox News Digital.

Bức ảnh mẹ Jenna Gibson chụp lại khi cô ngã xuống bãi cỏ do đột quỵ - Ảnh: Jenna Gibson

Bức ảnh mẹ Jenna Gibson chụp lại khi cô ngã xuống bãi cỏ do đột quỵ - Ảnh: Jenna Gibson

Gibson dừng bước rồi bất ngờ ngã xuống bãi cỏ. Lúc đầu mẹ Gibson tưởng cô đang đùa. "Bà ấy thực sự đã chụp ảnh tôi đang nằm trên cỏ và còn nói: Nào, dậy đi, con đang làm gì vậy?". Bà đỡ Gibson dậy, nhưng cô không thể đi thẳng. "Tôi cảm thấy như mình bị say - có điều gì đó không ổn", cô nói.

Mặc dù vậy, Gibson không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào từng được nhắc đến trong các sách hướng dẫn về đột quỵ, chẳng hạn như xệ mặt, đau đầu dữ dội hoặc rối loạn thị lực. Hai mẹ con trở về nhà và Gibson cho rằng cô đang bị chứng đau nửa đầu. Cô uống một ít thuốc nhức đầu rồi đi ngủ.

"Vài giờ sau, tôi thức dậy và vẫn cảm thấy không ổn. Tôi không thể ra khỏi giường, không thể cử động", cô nhớ lại. Đó là lúc họ đến phòng cấp cứu. Mẹ của Gibson nói với đội ngũ y tế rằng con gái bà gặp khó khăn khi đi lại và có thể bị đột quỵ.

Gibson nói: "Họ đã kiểm tra, thực hiện tất cả các xét nghiệm và không thấy những dấu hiệu điển hình của đột quỵ mà họ đang tìm kiếm. Một phần là do tôi còn trẻ. Tôi không bị xệ mặt. Tôi có thể đi lại, mặc dù không được khỏe lắm. Tôi có thể nói được một số từ".

Sau khi chụp CT, đội ngũ y tế quyết định rằng Gibson có thể bị chứng đau nửa đầu thị giác. Sáng hôm sau, khi cô vẫn cảm thấy không khỏe, bác sĩ thần kinh yêu cầu chụp CT lại một lần nữa. Và khi đó, cơn đột quỵ cuối cùng cũng xuất hiện.

"Họ có thể thấy não trái của tôi bị tắc nghẽn, và tôi đang bị đột quỵ", cô kể lại. 

Gibson ngay lập tức được đưa đến một bệnh viện khác, nơi cô được phẫu thuật não khẩn cấp để loại bỏ cục máu đông. 

Chặng đường dài để hồi phục

Khi được đưa đến bệnh viện, Gibson cho biết cô cảm thấy chắc chắn mình sẽ chết, sẽ không bao giờ gặp lại chồng và các con gái. Thế rồi, Gibson đã tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, nằm trong phòng ICU, và đối mặt với chặng đường dài để hồi phục.

"Lúc đầu, tôi không thể nói được gì cả. Tôi không thể cử động nửa người bên phải của mình. Tôi bị mắc kẹt trong đầu. Tôi có thể thấy chuyện gì đang xảy ra và nghe thấy mọi người đặt câu hỏi cho tôi, nhưng tôi không thể trả lời", cô kể.

Vài ngày tiếp theo, Gibson cho biết khả năng của cô dần dần phục hồi. Cô đã được trị liệu ngôn ngữ, trị liệu nghề nghiệp và vật lý trị liệu. Theo thời gian, cô bắt đầu cử động được bên phải. "Nhiệm vụ" đầu tiên của Gibson là nói với các con gái rằng cô yêu chúng và rằng "Mẹ sẽ ổn thôi".

Sau một vài tuần, Gibson trở về nhà và tiếp tục điều trị ngoại trú ba giờ một ngày, ba ngày một tuần trong thời gian bốn tháng. 

Hiện nay, Gibson vẫn bị tê toàn bộ bên phải cơ thể, tuy nhiên, trông bên ngoài cô vẫn hoàn toàn bình thường. Đôi khi cô vẫn gặp khó khăn trong việc tìm từ thích hợp lúc nói chuyện, đặc biệt khi cô mệt mỏi hoặc căng thẳng.

Phụ nữ có rủi ro đột quỵ cao

Tiến sĩ Annie Tsui, trưởng khoa thần kinh tại Access TeleCare, có trụ sở tại Texas, nhấn mạnh về tỉ lệ đột quỵ ở phụ nữ và kêu gọi nhận thức của cộng đồng: "Đột quỵ có thể xảy ra vì nhiều lý do ở các nhóm tuổi và giới tính khác nhau. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 39 có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới".

Tsui lưu ý trong khi các yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ là huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim, béo phì và tiểu đường, thì nguyên nhân gây đột quỵ ở các nhóm trẻ tuổi sẽ khác với ở người lớn tuổi. Những vấn đề ở người trẻ có thể bao gồm: tim mạch, rối loạn đông máu, di truyền, bất thường về mạch máu hoặc chấn thương.

Tsui khuyên: "Việc duy trì lối sống lành mạnh rất quan trọng, vì có thể ngăn ngừa tới 80% số ca đột quỵ".

Theo Tsui, điều quan trọng là phải nhận biết được các triệu chứng để được điều trị càng nhanh càng tốt. Cô khuyên nên sử dụng nguyên tắc FAST, như một công cụ thuận tiện để xác định các dấu hiệu đột quỵ thông qua khuôn mặt (Face), cánh tay (Arm), giọng nói (Speech) và cuối cùng là nhanh chóng cứu chữa bệnh nhân (Time).

Con vô thành phố điều trị ung thư, cha ngoài quê bất ngờ đột quỵ

Những phần quà của chương trình Ước mơ của Thúy tiếp tục đến với bệnh nhi ung thư Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM và Bệnh viện Nhi đồng thành phố ngày 29-5, cũng là điểm trao cuối cùng đợt này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?

Chỉ trong thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra những vụ việc hành hung nhân viên y tế gây phẫn nộ. Điểm chung của những vụ việc đều xảy ra ở phòng cấp cứu - nơi bác sĩ chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Liên tiếp các vụ hành hung nhân viên y tế: Cách nào ngăn nạn bạo hành 'blouse trắng'?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar