20/12/2015 15:27 GMT+7

Người nước ngoài khuyên Việt Nam phát triển năng lượng sạch

QUỲNH TRUNG ghi
QUỲNH TRUNG ghi

TT - Ông Mikael Johansson, tham tán thương mại Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam nói Việt Nam nên nghiên cứu sử dụng năng lượng sạch bởi vì mặt trời luôn luôn chiếu sáng, gió luôn luôn thổi.

Tại Bình Thuận có 20 trụ điện gió đang sản xuất ra điện hòa vào lưới điện quốc gia. Con số này vẫn quá ít - Ảnh: T.T.D.

[AUDIO id= alt=]//static.tuoitre.vn/tto/r/2015/12/20/5-nang-luong-sach-o-vn-bao-gio-1450603556.mp3[/AUDIO]

Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là quy hoạch điện VII), Việt Nam đã lựa chọn phát triển nhiệt điện than với tỉ trọng lớn. Theo tôi, sự lựa chọn này có thể gây ảnh hưởng lớn đối với môi trường và xã hội.

Trong khi đó, Việt Nam chưa ưu tiên phát triển năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời để phục vụ việc sản xuất điện trong khi nhiều quốc gia đang phát triển khác đã có bước tiến xa trong lĩnh vực này.

"Ở nước tôi, phần lớn người dân đều phân loại rác tại nhà và sẽ có người tới từng nhà thu các loại rác này. Thậm chí chúng tôi còn nhập khẩu phế thải từ các nước khác để sản xuất thêm năng lượng sinh học".
Ông Mikael Johansson -
Ảnh: N.Khánh

Phát triển năng lượng sạch

Theo tôi, về chiến lược dài hạn, Việt Nam nên chuyển từ sử dụng năng lượng không thể tái tạo sang năng lượng có thể tái tạo được như năng lượng gió, năng lượng mặt trời bởi vì mặt trời luôn luôn chiếu sáng, gió luôn luôn thổi.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đi theo mô hình này. Dẫu thực hiện sự chuyển dịch từ sử dụng năng lượng không tái tạo sang năng lượng tái tạo cần đầu tư rất nhiều và đòi hỏi những quyết định khó khăn nhưng về lâu dài việc này sẽ cho kết quả tốt đẹp.

Sứ quán Thụy Điển cũng có nhiều dự án hỗ trợ phát triển năng lượng sạch cho Việt Nam. Hiện Cơ quan Năng lượng Thụy Điển (Swedish Energy Agency - SEA) và các đối tác địa phương phối hợp thực hiện dự án “Nâng cao năng lực xây dựng đề án định hướng phát triển mô hình nhà máy đồng phát điện - nhiệt từ trấu ở quy mô kết hợp nhà máy xay xát lúa tỉnh An Giang” với mục tiêu xây dựng cơ sở khoa học về kỹ thuật và tài chính, xây dựng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật để phục vụ khai thác và phát triển năng lượng sinh khối từ phụ phẩm cây lúa ở An Giang.

Tôi nghĩ Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút nước ngoài đầu tư vào ngành năng lượng. Việt Nam đã cải cách Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, đó là một bước đi đúng để thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam ngày càng hội nhập với kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như đã kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu và đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tham gia những hiệp định thương mại này, Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài vào, trong đó có thể có đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Một số công ty Thụy Điển trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học đang cố gắng thiết lập hoạt động kinh doanh ở Việt Nam bởi vì họ nhìn thấy rất nhiều cơ hội lớn.

Tôi có nghe nhiều nhà đầu tư EU và các nước khác đã quyết định rời khỏi Việt Nam vì hệ thống năng lượng ở đây không ổn định. Nhiều công ty nước ngoài, thậm chí ở các khu công nghiệp quy mô lớn, thường trang bị máy phát điện để đề phòng trường hợp điện bị cắt. Chi phí để hoạt động các máy phát điện này rất tốn kém và việc cúp điện còn làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Do vậy điều quan trọng mà Việt Nam phải làm là bảo đảm hệ thống cung cấp năng lượng ổn định.

99% chất thải ở Thụy Điển được tái chế

Thụy Điển nằm trong số các quốc gia chú trọng phát triển năng lượng xanh và công nghệ sạch. Dù Thụy Điển có dùng năng lượng hạt nhân nhưng phần lớn là năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và thủy điện. Năm 1970, chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào dầu và chúng tôi chủ yếu sản xuất dầu. Nhưng sau đó chúng tôi chuyển dần sang sử dụng năng lượng tái tạo vì chúng tôi nhận thấy đây là nguồn năng lượng của tương lai.

Ở Thụy Điển, chúng tôi chú trọng vào sản xuất năng lượng sinh học, cụ thể là biến phế thải thành năng lượng. Tôi nghĩ bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết chỉ có 1% lượng phế thải ở Thụy Điển đi đến bãi rác, 99% chất thải được tái chế. Chúng tôi có đủ công nghệ để làm được điều này. Chúng tôi tái chế kim loại, bịch nilông, còn thức ăn thừa thì chúng tôi biến chúng thành năng lượng sinh học dùng làm năng lượng cho ôtô và xe buýt ở Thụy Điển.

Một điều thú vị nữa ở Thụy Điển là chúng tôi có thị trường điện tự do, người dân có thể tự chọn mua năng lượng. Chẳng hạn như nếu tôi thích sử dụng năng lượng xanh, tôi sẽ chọn nhà cung cấp năng lượng mặt trời, bạn tôi thích sử dụng năng lượng hạt nhân thì anh ấy có thể chọn sản phẩm của nhà cung cấp năng lượng hạt nhân.

Ngoài ra, Thụy Điển cũng tiếp thu công nghệ từ nước khác và thực hiện những cuộc chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng, lý do vì dân số Thụy Điển chỉ khoảng 9 triệu người nên chúng tôi không thể sáng tạo tất cả công nghệ cần thiết cho hệ thống năng lượng của nước mình.

MIKAEL JOHANSSON 
(tham tán thương mại Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam)

Tỉ lệ năng lượng tái tạo rất thấp

Theo quy hoạch điện VII, Việt Nam có đề ra mục tiêu ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỉ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020, và 6% vào năm 2030. Như vậy, tỉ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo rất thấp.

QUỲNH TRUNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar