15/03/2024 11:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người nước ngoài cần làm gì để nhận con nuôi?

Trong thủ tục nhận con nuôi có phần "Bản điều tra về tâm lý, gia đình" của người nhận con nuôi. Ở nước chồng tôi (người nhận con) là Singapore không có cơ quan nào có thể cấp biên bản đó.

Người nước ngoài cần làm gì để nhận con nuôi? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Người nước ngoài cần làm gì để nhận con nuôi? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Xin hỏi có gì để thay thế biên bản này?

Một bạn đọc gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.

- Luật sư Trương Hồng Điền (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Luật sư Trương Hồng Điền

Luật sư Trương Hồng Điền

Pháp luật Việt Nam quy định có hai trường hợp nhận con nuôi gồm: Nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Trong đó, "Nuôi con nuôi trong nước" là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam.

"Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài" là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

Các trường hợp "Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài" được quy định tại điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010, gồm: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi đích danh; Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi; Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

Theo đó, hồ sơ thủ tục xin nhận con nuôi tại Việt Nam trong các trường hợp trên, về cơ bản sẽ có sự khác biệt.

Thông tin chị cung cấp cho chúng tôi không đề cập đến việc chị hiện đang giữ quốc tịch Việt Nam hay Singapore, cũng như vợ chồng chị hiện đang thường trú tại Việt Nam hay tại Singapore. Do đó, đối với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn đến chị như sau:

Trường hợp chị đã nhập quốc tịch Singapore (Singapore không công nhận quốc tịch kép) và chồng chị (quốc tịch Singapore), đều đang thường trú tại Việt Nam.

Đây được xem là một trong những trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam), được quy định tại khoản 4 điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010.

Theo đó, hồ sơ nhận nuôi trẻ căn cứ theo điều 17, điều 41 Luật Nuôi con nuôi 2010, trong đó không bắt buộc phải có "Biên bản điều tra về tâm lý, gia đình".

Nếu chị hiện vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, chồng chị đã nhập quốc tịch Việt Nam và hai vợ chồng đều đang thường trú tại Việt Nam, thì thuộc trường hợp "Nuôi con nuôi trong nước". Do đó, hồ sơ cũng không bắt buộc phải có "Biên bản điều tra về tâm lý, gia đình" theo quy định trên.

Trường hợp chị đang định cư ở Singapore và chồng chị (quốc tịch Singapore) đang thường trú ở Singapore, muốn nhận người Việt Nam làm con nuôi, thuộc trường hợp "người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi". Lúc này, hồ sơ nhận nuôi trẻ phải tuân thủ quy định tại khoản 1 điều 31 Luật Nuôi con nuôi 2010, trong đó cần có "Bản điều tra về tâm lý, gia đình".

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về thuật ngữ "Bản điều tra về tâm lý, gia đình". Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng không điều chỉnh trên lãnh thổ Singapore. Do đó, trường hợp chị cho rằng ở nước chồng mình (Singapore) không có bất cứ cơ quan nào có thể cấp "Bản điều tra về tâm lý, gia đình" là cũng có cơ sở.

Việc Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phải có "Bản điều tra về tâm lý, gia đình" nhằm mục đích xác định người nhận nuôi trẻ có đáp ứng đủ các điều kiện đảm bảo nhận nuôi, giúp trẻ tìm được một gia đình hạnh phúc.

Do đó, đối với trường hợp chị cho rằng nước chồng chị không có cơ quan nào cấp "Bản điều tra về tâm lý, gia đình", chồng chị có thể liên hệ đến cơ quan có thẩm quyền của Singapore để đề nghị được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam; không có tiền án tiền sự bạo hành, xâm hại trẻ em; hiện không bị cấm tiếp xúc trẻ em theo luật Singapore.

Khi nộp hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp, vợ chồng chị có thể đề nghị dùng giấy xác nhận này để thay cho "Biên bản điều tra về tâm lý, gia đình".

Về bản chất loại giấy tờ này đều nhằm mục đích đảm bảo vợ chồng chị đáp ứng đủ các điều kiện để nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam, theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 18 nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3-2011 của Chính phủ.

Singapore không nằm trong danh sách các nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Do đó, sau khi được cấp giấy xác nhận, chồng chị cần làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt, chứng thực bản dịch tại Sở Tư pháp có thẩm quyền của Việt Nam.

Ngoài ra, cần lưu ý là giấy xác nhận trên chỉ có giá trị sử dụng khi được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Bỏ hộ khẩu giấy, có cần nhập khẩu cho con?

Tôi và chồng đều có hộ khẩu ở TP Thủ Đức, TP.HCM, có một con trai năm nay 2 tuổi. Vừa rồi bỏ hộ khẩu giấy thì chúng tôi có cần phải nhập khẩu cho con trai không? Nếu có thì tôi phải làm thủ tục gì?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Lừa 'chạy án' giá 650 triệu đồng còn quay lại đe dọa nạn nhân

Nguyễn Văn Sơn lừa có thể 'chạy án' cho ông T. với số tiền 650 triệu đồng. Gia đình nạn nhân sau khi chuyển 100 triệu đồng thì đổi ý không nhờ Sơn nữa, liền bị Sơn đe dọa.

Lừa 'chạy án' giá 650 triệu đồng còn quay lại đe dọa nạn nhân

Cựu phó chủ tịch Phú Thọ chi 7 triệu USD đánh bạc ngụy trang dưới tên 'Mr Michael'

Sử dụng tài khoản với tên người nước ngoài là "Mr Michael", ông Hồ Đại Dũng khi đương chức phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ đã 95 lần đánh bạc tại King Club, tổng số tiền 7 triệu USD. Nhiều cán bộ, nguyên cán bộ tỉnh này cũng tham gia đánh bạc.

Cựu phó chủ tịch Phú Thọ chi 7 triệu USD đánh bạc ngụy trang dưới tên 'Mr Michael'

Ba làm di chúc để lại nhà cho tôi, chị tôi làm chứng, có được không?

Ba tôi là thương binh 1/4, khi mất có để cho tôi một căn nhà, lập di chúc bằng văn bản có công chứng.

Ba làm di chúc để lại nhà cho tôi, chị tôi làm chứng, có được không?

Quy định chụp ảnh trong Luật Công chứng 2024: Ngược chủ trương số hóa, tăng chi phí của dân

Điều 50 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2025) và điều 46 nghị định 104/2025/NĐ-CP đã quy định bắt buộc chụp ảnh công chứng viên và người ký văn bản công chứng.

Quy định chụp ảnh trong Luật Công chứng 2024: Ngược chủ trương số hóa, tăng chi phí của dân

Xác minh clip người đàn ông đánh dã man hai thiếu niên ở phường Tân Thới Hiệp

Ngày 4-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi cảnh người đàn ông đánh tới tấp hai thiếu niên trong quán Internet ở phường Tân Thới Hiệp (TP.HCM). Hiện tại công an đang xác minh, mời những người liên quan lên làm việc, điều tra.

Xác minh clip người đàn ông đánh dã man hai thiếu niên ở phường Tân Thới Hiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar