22/07/2019 11:37 GMT+7

Người nghèo nhớ ơn ông Ba Công

MY LĂNG
MY LĂNG

TTO - Ở phường Láng Tròn (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu), người nghèo đều biết ông. Khi không có gạo, khi cần mổ mắt, đóng tiền cho con học, nhà sập... và thậm chí khi người thân mất không có chỗ chôn, không có tiền lo đám, họ cũng tìm đến ông.

Người nghèo nhớ ơn ông Ba Công - Ảnh 1.

Ông Ba Công và vợ - bà Lâm Thị Nương, người luôn ủng hộ chồng làm việc thiện - Ảnh: M.L.

Ông tên , 66 tuổi. Người dân ở phường Láng Tròn gọi ông là "".

Lon gạo nghĩa tình

"Hồi nhỏ, 11 tuổi, tui đã phải đi ở đợ. Tui là con thứ ba trong gia đình. Cha mẹ tui không có miếng ruộng, không có cục đất nào, làm tối ngày cũng không đủ ăn. Tui phải đi ở đợ phụ cha mẹ nuôi các em" - ông Ba Công kể.

Ở đợ mãi đến năm 19 tuổi, Ba Công lập gia đình. Hai vợ chồng chèo xuồng bán khoai lang, bán mía, bán heo... Mấy năm sau, có người rủ Ba Công hùn tiền mua gỗ đóng xuồng bán. Tích cóp được chút tiền, Ba Công chuyển sang sản xuất nước đá, rồi dần dần chuyển qua làm xây dựng, làm đường.

Không biết chữ, thậm chí số điện thoại phải nhờ người ta lưu giùm, vậy mà người đàn ông ấy đã tạo dựng nên một cơ ngơi đáng ngưỡng mộ. Mấy năm nay, ông đầu tư mở 2 kho đông lạnh, rồi cho người ta thuê làm thủy hải sản xuất khẩu. Các con ông đều kinh doanh riêng.

Cuộc sống quá ổn định, không phải suy nghĩ về kinh tế nữa, ông Ba Công không quên lời nguyện năm xưa.

"Từ khi chưa làm nước đá tui đã có tâm giúp rồi, chẳng hạn mần được 2 lít gạo, thấy người ta khổ thì chia cho 1 lít, vẫn sống được" - ông Ba Công nói.

Thậm chí đương lúc không dư đồng nào trong tay, ông Ba Công vẫn sẵn lòng đi... mượn tiền để giúp người nghèo.

"Chẳng hạn người ta hết gạo, đợi mình có tiền cho thì người ta đói, đường sá hư, cầu gãy sao bà con đi? Hay như lúc cuối năm gió lạnh, mình đang kẹt nhưng thấy người ta lạnh, mền mùng không có, cầm lòng không đặng. Đợi mình có tiền thì người ta phải chịu lạnh, tội lắm.

Tui mượn 3 phân vàng, mua 100 cái mùng, mền rồi tự tay mang đi cho mấy nhà nghèo và người già cả" - ông Ba Công nói.

Từng phiêu bạt sang quê vợ (huyện Đông Hải) mưu sinh nên sau này khi làm ăn có lãi, ông Ba Công vẫn nhớ ơn quê vợ đã cưu mang mình. Ông về Đông Hải làm cầu cho bà con đi lại, làm nhà cho người nghèo có chỗ ở.

"Tui mới hứa với chủ tịch huyện Đông Hải là sẽ cho 7 căn nhà tháng tới, rồi tháng tới nữa cho 5 tấn gạo" - ông Ba Công cho hay.

Người nghèo nhớ ơn ông Ba Công - Ảnh 2.

Chú Ba Công có cái tâm từ thiện, rất tích cực làm thiện nguyện. Khi có những mảnh đời bất hạnh mà phường cần hỗ trợ gấp, chú Ba Công sẵn sàng giúp.

Ông LÊ QUỐC ANH (phó chủ tịch UBND phường Láng Tròn)

Bỏ tiền túi mua đất làm nghĩa trang

Chín năm trước, ông Ba Công bỏ tiền túi mua mảnh đất rộng 9.000m2 làm... nghĩa trang cho người nghèo. Nghĩa trang tên Từ Thiện, hiện có 30 ngôi mộ, ở khóm 2, phường Láng Tròn.

"Tui đang tính mua thêm đất mở rộng nghĩa trang, rồi làm lò thiêu. Ai muốn thiêu thì mình thiêu, ai muốn chôn thì cho đất chôn" - ông Ba Công chia sẻ.

Chỉ vào ngôi mộ đất còn mới, ông Ba Công cho hay: "Cái mả đất này mình đã cho đất chôn, người nhà vẫn không có tiền xây, mình lại cho tiếp. Người ta ngại nên chưa xây".

Đứng ở nghĩa trang lộng gió, ông Ba Công cho hay mảnh đất này khi mua rất trũng, ngập nước, ông phải bỏ thêm tiền thuê người đổ đất, đắp ròng rã 3 năm mới cao lên được như bây giờ.

Người nghèo nhớ ơn ông Ba Công - Ảnh 4.

Ông Ba Công giúp một người con đốt nhang khi đến viếng mộ mẹ được chôn tại nghĩa trang Từ Thiện

Đến thắp nhang cho chồng (ông Dương Cẩm Hải, mất ngày 19-4-2019), bà Hoàng Thị Hường (64 tuổi, nhà ở khóm 2, phường Láng Tròn) rơi nước mắt nói: "Chồng tui đi bán vé số, còn tui làm thuê lặt vặt ngoài chợ. Ổng chỉ trở bệnh có một đêm, đến sáng hôm sau là chết.

Tui gặp chú Ba Công xin cho chồng tui vô đây chôn, ổng cho liền. Tiền đám ma bên nội, bên ngoại mỗi người phải cho một ít. Tiền gạch dán mả là chú Ba Công cho đó. Không có chú Ba Công, không biết chôn chồng tui ở đâu".

Nói về lý do làm nghĩa trang này, ông Ba Công xúc động kể câu chuyện về... bà cố mình.

"Hồi nhỏ, tui hay theo bà ngoại chèo xuồng đi thăm mả bà cố. Lớn lên, cứ mần ăn nên bẵng quên, không về bồi đắp lại cái mả. Sau này, tui quay lại thì thất lạc mả bà cố! Lúc đó, tui nguyện làm có tiền sẽ mua miếng đất làm nghĩa địa cho người nghèo chôn.

Ai nghèo tui cho tiền liệm, cho luôn tiền xây mả để không bị thất lạc như bà cố tui ngày xưa" - ông Ba Công nói.

Hỏi tâm nguyện bây giờ của ông là gì, ông bất ngờ bảo: "Tui không bao giờ nghĩ làm có tiền để đi du lịch. Mình cho ai được cái gì thấy thảnh thơi lắm, giúp ai được cái gì mừng lắm. Tui vái trời cho tui sức khỏe, cứ mần có tiền là giúp tới khi tui chết. Bởi vì tui hiểu không có cảnh nào khổ bằng cảnh nghèo.

Tui nói với xóm giềng: ai không có gạo cứ tới nhà tui. Mình đã qua cảnh nghèo, mình phải thương lại người nghèo. Người ta cũng là người, mình cũng là người, mà vì hoàn cảnh người ta mần không ra tiền.

Tiền bao nhiêu xài cũng hết, nhưng tiền đó để giúp người thì quý lắm. Cái tình cái nghĩa mới quan trọng".

Hai lần được Thủ tướng tặng bằng khen

Mấy năm nay, ông Ba Công còn là nhà hảo tâm của chương trình Nhịp cầu nhân ái Đài phát thanh - truyền hình Bạc Liêu. Đến nay, ông đã xây được 30 nhà, làm hơn 10 cây cầu nhân ái.

Riêng tại phường Láng Tròn, mỗi năm ông hỗ trợ phường hơn 5 tấn gạo cho người nghèo, tặng xe đạp, học bổng cho học sinh...

Biết ông Ba Công hay làm từ thiện nên bà con có việc gì cần vẫn đến nhà xin giúp.

"Tôi đang ấp ủ mua một chiếc xe để chở người bệnh đêm hôm đi cấp cứu, người sắp sinh đi bệnh viện không lấy tiền" - ông Ba Công cho hay.

Ông đã 2 lần được Thủ tướng tặng bằng khen vì những hoạt động thiện nguyện của mình (năm 2015 và 2017).

TTO - Đó là những lão nông ở Cái Bè, Tiền Giang, nhiều người khó khăn, không ruộng vườn và đau yếu nhưng gần 10 năm qua, họ đã bẻ sắt, trộn hồ, vác gạch, xúc cát... xây hơn 300 cây cầu cho bà con mình.

MY LĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar