17/02/2023 10:19 GMT+7

Người Mỹ không muốn đại học ‘cộng điểm vùng’ cho sắc tộc?

Bạn sẽ dễ dàng hơn khi xin vào Đại học Harvard nếu bạn là người da màu, thay vì da trắng hoặc Mỹ gốc Á? Khảo sát mới nhất cho thấy người Mỹ muốn xét tuyển “công bằng” thay vì vướng vấn đề sắc tộc.

Người Mỹ không muốn đại học ‘cộng điểm vùng’ cho sắc tộc? - Ảnh 1.

Trường Đại học Harvard - Ảnh: REUTERS

Có 62% người Mỹ cho rằng sắc tộc tuyệt đối không nên ảnh hưởng tới quyết định xét tuyển của các trường đại học.

Đại học không nên nhận sinh viên chỉ vì sắc tộc

Trong mùa xuân này, Tòa án Tối cao Mỹ sẽ có phán quyết về một số vụ phân biệt chủng tộc khi xét tuyển được dư luận quan tâm.

Hôm 16-2, Hãng tin Reuters công bố kết quả khảo sát Reuters/Ipsos mới về vấn đề trên. Khảo sát này thực hiện trên 4.408 người từ ngày 6 đến 13-2.

Kết quả cho thấy 62% người được hỏi phản đối đưa yếu tố sắc tộc vào quyết định tuyển sinh. Tỉ lệ phản đối trong những người theo đường lối Cộng hòa là 73%, trong khi tỉ lệ này bên Dân chủ là 46%.

Các đại học ở Mỹ thường muốn đa dạng hóa sắc tộc. Đây là cách làm nhằm chống phân biệt đối xử với nhóm sắc tộc yếu thế.

Tuy nhiên, theo khảo sát trên, đa số không ủng hộ chính sách ưu tiên sắc tộc này. Đây là khảo sát phản ánh mối lo "phân biệt ngược" trong phong trào chống phân biệt chủng tộc. Theo đó, một số ý kiến cho rằng việc ưu ái một nhóm sắc tộc yếu thế vô tình trở thành nạn phân biệt ngược với những người không thuộc nhóm yếu thế ấy.

Theo khảo sát của Reuters, có 67% người da trắng nói họ chống chính sách ưu ái sắc tộc. Trong khi đó, chỉ 52% người trả lời thuộc nhóm sắc tộc thiểu số phản đối ưu ái.

Harvard và UNC gặp sức ép vì vấn đề sắc tộc

Dư luận Mỹ đang quan tâm tới các vụ của Đại học Harvard và Đại học North Carolina (UNC). Tòa án Tối cao Mỹ, bị Reuters nhận xét là thiên về nhóm bảo thủ, sẽ có phán quyết liên quan tới Harvard và UNC.

Năm ngoái, hầu hết thẩm phán tại Tòa án Tối cao đã tỏ ra thông cảm đối với những lập luận chống lại chính sách ưu ái cho nhóm sắc tộc yếu thế.

Các đại học tại Mỹ thường ưu ái nhằm tăng số sinh viên da màu và nói tiếng Tây Ban Nha. Quyết định của Tòa án Tối cao mùa xuân này có thể gây nguy hiểm cho thực tiễn này.

Students for Fair Admissions, nhóm "Sinh viên đấu tranh cho tuyển sinh công bằng", đã kiện UNC. Họ cho rằng UNC đã phân biệt đối xử chống lại người da trắng và người Mỹ gốc Á. Họ cũng khẳng định Đại học Harvard phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Á. Các trường này đến nay đều bác bỏ cáo buộc.

Harvard và UNC từng nói rằng chủng tộc chỉ là một trong số nhiều nhân tố khi tuyển sinh. Việc hạn chế cân nhắc sắc tộc sẽ khiến tỉ lệ được nhận học ở các nhóm đại diện bị giảm đáng kể.

Những giáo sư bị "bịt miệng" và một nền giáo dục đại học Mỹ đang rung lắc

TTCT - Tinh thần giáo dục khai phóng, môi trường tự do học thuật, khuyến khích tranh luận có lẽ là những điểm thu hút phụ huynh khi cố gắng cho con đi du học ở Mỹ. Nhưng các vụ việc xảy ra gần đây rất có thể khiến các bậc phụ huynh này phải suy nghĩ lại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar