30/08/2015 15:59 GMT+7

Người Malaysia tiếp tục biểu tình chống thủ tướng, vì sao?

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO - Hàng chục nghìn người Malaysia đổ ra đường phố thủ đô Kuala Lumpur biểu tình phản đối Thủ tướng Najib Razak trong hôm qua và hôm nay 30-8 không chỉ vì vụ xìcăngđan tham nhũng 700 triệu USD.

Người dân Malaysia biểu tình đòi Thủ tướng Najib từ chức - Ảnh: Reuters

Theo AFP, cảnh sát ước tính hôm nay 30-8 có 29.000 người đã đi diễu hành trong thành phố, trong khi các nhà tổ chức khẳng định con số thực tế lên đến 200.000. 

Đêm qua, nhiều người ngủ lại trên phố ở quảng trường Độc Lập tại trung tâm thành phố để nhanh chóng tham gia cuộc biểu tình hôm nay. 

“Chúng tôi muốn gửi thông điệp rằng chính phủ đã nói dối và ăn cắp từ quá lâu rồi. Người dân không thể chấp nhận được nữa” - người biểu tình Simon Tam, một luật sư, nhấn mạnh. 

Cáo buộc chính mà Thủ tướng Najib phải đối mặt là số tiền khổng lồ 700 triệu USD chảy từ quỹ đầu tư 1MDB do ông thành lập năm 2009 vào các tài khoản riêng của ông.

Mới đây các bộ trưởng nội các Malaysia tuyên bố số tiền này là “tiền quyên góp chính trị” từ các nhà tài trợ Trung Đông và không có gì là sai trái hay phạm luật.

Một quan chức Hồi giáo mô tả đảng cầm quyền cần số tiền này để “chống lại mối đe dọa Do Thái”. Một thành viên khác trong nội các tuyên bố đó là “món quà” tưởng thưởng cho những nỗ lực chống khủng bố của Chính phủ Malaysia.

Nhưng lời giải thích mù mờ này càng làm dư luận nổi giận. Trong cuộc biểu tình hôm qua, cựu thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad xuất hiện, kêu gọi người biểu tình “tiến bước”. Nhưng sự giận dữ của người dân Malaysia không chỉ xuất phát từ .

Ông Najib, một nhà kinh tế được đào tạo tại Anh, bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng từ năm 2009 với sự ủng hộ của người dân. Khi đó ông đưa ra hàng loạt cam kết đầy hứa hẹn, nhưng tất cả đến nay đều chưa thành hiện thực.

Vấn đề sắc tộc và tôn giáo

Khi tranh cử, Thủ tướng Najib khẳng định sẽ hạn chế bớt các chính sách quá ưu ái người gốc Malay để tạo sự bình đẳng, thúc đẩy hòa hợp dân tộc. Ông cam kết sẽ minh bạch hóa nền kinh tế và trọng dụng nhân tài. Thông điệp này được cả những người ủng hộ đảng đối lập ca ngợi.

Nhưng đến nay, các dân tộc thiểu số ở Malaysia than thở họ vẫn chưa thấy các chính sách bình đẳng ở đâu. Ví dụ như việc chính phủ quy định về tuyển sinh đại học. Chỉ 19% suất học tại các trường đại học được dành cho sinh viên gốc Hoa, 4% cho gốc Ấn.

Gần 80% suất còn lại thuộc về sinh viên gốc Malay. Chính phủ biến nghiên cứu đạo Hồi thành môn học bắt buộc ở các trường đại học công. Quyết định này đã vấp phải phản ứng dữ dội của cộng đồng người gốc Hoa và gốc Ấn ở Malaysia.

Chính phủ Malaysia còn làm mất lòng gần 2 triệu tín đồ Thiên Chúa giáo ở nước này khi ra lệnh cấm các tài liệu Thiên Chúa giáo được dùng từ Allah (tiếng Ả Rập nghĩa là Chúa) để chỉ Chúa trời. Chỉ người Hồi giáo mới được độc quyền dùng từ này.  

Chặn dòng thông tin

Thủ tướng Najib từng kêu gọi người dân đối thoại với ông qua mạng xã hội. Ông có cả tài khoản Twitter và Facebook, thậm chí có trang Facebook bằng tiếng Hoa để kết nối với cử tri gốc Hoa. Lần đầu tiên trong lịch sử Malaysia, người dân có thể phản ảnh những quan ngại của mình trực tiếp tới thủ tướng.

Nhưng khi sự giận dữ của dư luận bùng lên về vụ xìcăngđan 1MDB, chính quyền Malaysia chặn các trang mạng đăng tải thông tin về sự kiện này, thậm chí còn đe dọa sẽ xử lý “những kẻ reo rắc tin đồn nhảm”.

Ông Najib từng hứa bỏ luật chống nổi loạn, thường được dùng để bắt những người chỉ trích chính phủ. Nhưng thực tế ông lại thắt chặt luật này. Chính quyền Malaysia cũng bị phương Tây chỉ trích khi xử tù lãnh đạo đối lập Anwar Ibrahim.

Cải tổ tài chính gây tranh cãi

Ông Najib từng hứa đưa Malaysia từ một quốc gia dựa vào xuất khẩu hàng giá rẻ và nguyên liệu thô thành một nền kinh tế thu nhập cao.

Để đầu tư vào các dự án kinh tế, ông cắt giảm trợ giá thực phẩm và nguyên liệu, áp thuế tiêu dùng bất chấp sự phản đối của nhiều nhân vật trong chính đảng của ông.

Sau các vụ xìcăngđan tài chính thời gian qua, những người phản đối ông Najib khẳng định lẽ ra ông có thể huy động vốn đầu tư bằng cách cắt giảm lãng phí, chống tham nhũng thay vì ép buộc người dân phải chi thêm tiền mua thực phẩm và nguyên liệu khiến chi phí sinh hoạt gia tăng.

Bà vợ gây điều tiếng

Thủ tướng Najib còn bị mang tiếng vì bà vợ Rosmah Mansor ăn tiêu xa hoa trong thời điểm nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn. Hàng loạt bức ảnh chụp bà khoe những chiếc túi xách trị giá hàng nghìn USD bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội.

Phản ứng lại, ông Najib luôn nói rằng những phản ứng của dư luận “là đòn tấn công mang ý đồ chính trị”.

Những cáo buộc nhắm vào bà Rosmah càng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi giới truyền thông phát hiện khoảng 500.000 USD từ quỹ 1MDB được gửi vào tài khoản cá nhân của bà.

Nhiều người đặt câu hỏi bà Rosmah đóng vai trò gì trong vụ bê bối tham nhũng 700 triệu USD. Các luật sư của bà Rosmah phản ứng yếu ớt rằng việc thông tin tài khoản cá nhân của bà bị công khai là hành vi xâm phạm đời tư.

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar