31/07/2021 14:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người mắc COVID-19: Khi nào được ở nhà cách ly, khi nào đến cơ sở y tế, khi nào cần cấp cứu?

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Hướng dẫn phân loại nguy cơ người mắc COVID-19 vừa được Bộ Y tế ban hành hôm nay 31-7 với các mức độ nguy cơ từ thấp, trung bình, cao và rất cao, tương ứng với các tầng điều trị.

Cụ thể theo hướng dẫn này, màu phân loại nguy cơ xanh sẽ tương ứng với mức độ nguy cơ thấp, bao gồm tiêu chí: người dưới 45 tuổi không mắc bệnh lý nền, hoặc đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày, hoặc sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

Những người này hoặc chuyển đến cơ sở thuộc tầng 1 của tháp điều trị (nơi cách ly F0 tập trung, cơ sở điều trị ban đầu), hoặc chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú nếu nơi cư trú là nhà riêng lẻ, có người theo dõi...

Những người này sẽ được yêu cầu báo cáo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế, được hướng dẫn liên lạc với ai khi có tình trạng cấp cứu, đánh giá mức độ hằng ngày và chuyển mức nguy cơ phù hợp.

- Màu vàng - nguy cơ trung bình: Áp dụng với người từ 46-64 tuổi không mắc bất kỳ bệnh lý nền nào, nếu mắc 1 bệnh lý nền thì tuổi dưới 45, SpO2 từ 95-96%, sức khỏe có bất thường nhưng ở mức nhẹ (sốt 37,5 độ, có ho, đau rát họng...).

Những người này sẽ được chuyển vào tầng 2 của tháp điều trị là các bệnh viện dã chiến; trong thời gian chờ nhập viện, người nhiễm tiếp tục được yêu cầu theo dõi sức khỏe, liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu, đồng thời đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày.

- Màu da cam - nguy cơ cao: Từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền, phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 5 tuổi, SpO2 93-94%. Những người này được chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt vào tầng 3 của tháp điều trị, là cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Hướng dẫn người nhiễm liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu, đánh giá lại mức nguy cơ hằng ngày.

- Màu đỏ - nguy cơ rất cao: Người từ 65 tuổi trở lên và mắc 1 trong các bệnh lý nền; người ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng đang trong tình trạng cấp cứu, SpO2 từ 92% trở xuống, người bệnh đang có tình trạng thở máy, đang có ống nội khí quản, liệt tứ chi hoặc đang điều trị hóa, xạ trị.

Những ca mắc này chỉ định nhập viện ngay vào cơ sở điều trị bệnh nhân nặng thuộc tầng 3 của tháp điều trị, xử trí cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến cơ sở điều trị.

Bệnh lý nền nào nguy cơ cao?

Bộ Y tế cũng hướng dẫn các bệnh lý nền nguy cơ cao, bao gồm đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác, ung thư (đặc biệt là ung thư khối ác tính, huyết học và ung thư di căn khác),

Bệnh thận mãn tính; ghép tạng hoặc ghép tế bào gốc tạo máu; thừa cân béo phì; bệnh tim mạch (suy tim, động mạch vành và cơ tim); bệnh lý mạch máu não: hội chứng Down; bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ;

Bệnh hồng cầu hình liềm; hen suyễn; tăng huyết áp; suy giảm miễn dịch; gan; rối loạn sử dụng chất gây nghiện; các bệnh hệ thống; đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Các dấu hiệu, biểu hiện nhiễm COVID-19

Trong hướng dẫn này, Bộ Y tế hướng dẫn các dấu hiệu bệnh bao gồm ho, đau rát họng, đau đầu, sốt trên 37,5 độ, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, đau ngực, tức ngực, đau mỏi người, đau cơ, mất vị giác, khứu giác, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Trong trường hợp có các dấu hiệu rối loạn ý thức, khó thở hoặc thở nhanh trên 25 lần/phút, SpO2 dưới 94%, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt và các dấu hiệu y bác sĩ chỉ định sẽ là dấu hiệu bệnh nhân cần cấp cứu.

Bộ Y tế cho rằng việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực, quá tải, lúng túng trong điều trị; phân loại nguy cơ cũng giúp xác định đúng nhu cầu điều trị và chăm sóc cho từng nhóm ca mắc, nâng cao hiệu quả điều trị.

Tính đến sáng 31-7, Việt Nam ghi nhận 141.122 ca mắc, trong đó có 2.235 ca nhập cảnh và 138.887 ca mắc trong nước. Cập nhật trên trang worldometers.info/coronavirus cho thấy Việt Nam đang ở vị trí 92 so với các quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc kể từ đầu vụ dịch, trong khi thời điểm trước đợt dịch này (trước 27-4), Việt Nam ở vị trí 174.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ để dập dịch.

Đẩy nhanh tiêm chủng, TP.HCM đã tiêm hơn 527.000 mũi vắc xin COVID-19

TTO - Sau 11 ngày triển khai đợt 5 tiêm vắc xin COVID-19, TP.HCM đã tiêm được gần 60% trên tổng số 930.000 liều vắc xin được phân bổ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1-1-2026, và có giá trị pháp lý như sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy.

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử chính thức áp dụng từ 1-1-2026

Khám bệnh vượt tuyến, bảo hiểm y tế chi trả thế nào?

Người dân khi cần đến bệnh viện tuyến trên, nhất là các bệnh viện tuyến trung ương, thì quyền lợi bảo hiểm y tế có được đảm bảo không?

Khám bệnh vượt tuyến, bảo hiểm y tế chi trả thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar