28/02/2017 15:02 GMT+7

Người lao động thiếu hụt nghiêm trọng nhiều kỹ năng

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Các kỹ năng quan trọng của người lao động như kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và phê phán, kỹ năng giao tiếp… dù rất cần thiết nhưng chưa được chú trọng đào tạo một cách bài bản.

ThS Nguyễn Duy Đạt cho rằng thiếu hụt kỹ năng là một vấn đề nghiêm trọng đối với các ứng viên tìm kiếm việc làm trong các lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn và quản lý - Ảnh: Hoài Nam

Tại Hội thảo khoa học quốc gia về đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo ĐH trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm được tổ chức tại Hà Nội ngày 28-2, ông Nguyễn Duy Đạt - Trường ĐH Thương mại - cho rằng thiếu hụt kỹ năng là “vấn đề nghiêm trọng”.

Có giảng viên phải giảng… 1.000 tiết/năm

Theo ông Đạt, một khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy đối với người sử dụng lao động thì kỹ năng và khả năng sẵn sàng của người lao động là mối quan tâm lớn hơn so với quy định quản lý thị trường lao động và thuế.

“Thiếu hụt kỹ năng là một vấn đề nghiêm trọng với các ứng viên tìm kiếm việc làm trong các lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn và quản lý - những công việc thường đòi hỏi người lao động phải thực hiện những nhiệm vụ có tính phân tích, phi thủ công và không phải thường quy.

Ngược lại, thiếu hụt lao động có tay nghề hay thiếu ứng viên trong một số loại hình công việc cụ thể lại thường xảy ra ở các ngành nghề giản đơn” - ông Đạt nhấn mạnh.

Đặc biệt, không phải những kỹ năng “cao siêu” mới bị thiếu hụt mà ngay những kỹ năng được sử dụng hằng ngày như kỹ năng giao tiếp cũng bị thiếu hụt khá nặng nề ở nhiều cử nhân.

Khảo sát nhanh tại các trường ĐH đào tạo kinh tế lớn như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Vinh… cho thấy các kỹ năng quan trọng của người lao động như kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và phê phán, kỹ năng giao tiếp… dù được xác định là rất cần thiết nhưng đa số trường chưa chú trọng đào tạo một cách bài bản.

Một khảo sát ở phạm vi hẹp hơn tại Trường ĐH Thương mại cho thấy sinh viên đánh giá cao và mong muốn được quan tâm đào tạo hơn về đặc biệt các kỹ năng theo thứ tự ưu tiên sau: kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng quản lý thời gian, quản lý công việc và kỹ năng giao tiếp.

Vẫn còn khá nhiều “lực cản”

Theo các đại biểu, việc đổi mới đào tạo, nâng cao chất lượng là yêu cầu cấp bách đối với hệ thống ĐH Việt Nam nói chung cũng như với các trường ĐH được giao thí điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm nói riêng.

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều “lực cản” trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ĐH. Một nghiên cứu của TS Vũ Xuân Dũng (Trường ĐH Thương mại) và nghiên cứu sinh Trương Thị Hằng (Học viện Báo chí và tuyên truyền) chỉ rõ tỉ lệ giảng viên/sinh viên trong giáo dục ĐH còn bất cập.

Theo thống kê của Bộ GD- ĐT, năm 2012 tổng số sinh viên ĐH của Việt Nam là 1,4 triệu, số giảng viên ĐH toàn quốc chưa đến 60.000 người. Tỉ lệ sinh viên/giảng viên năm học 2010-2011 là 30 sinh viên/giảng viên và giảm còn gần 23 sinh viên/giảng viên năm học 2013-2014, nhưng tỉ lệ này lại tiếp tục tăng ở năm học liền sau đó.

Nghiên cứu này khẳng định số sinh viên/giảng viên cao cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giáo dục, có những giảng viên giảng tới 1.000 tiết/năm, vượt xa so với quy định chung là 260 tiết/năm.

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar