16/04/2022 12:54 GMT+7

Người không từ chối những 'cuộc gọi 2h sáng'

XUÂN MAI thực hiện
XUÂN MAI thực hiện

TTO - ThS Đỗ Cao Vân Anh là người tiếp quản, "người chị" của mô hình "tổ y tế từ xa" trong suốt đợt dịch COVID-19 tại TP.HCM. Hiện bà đang là phó trưởng bộ môn nhiễm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Người không từ chối những cuộc gọi 2h sáng - Ảnh 1.

ThS Đỗ Cao Vân Anh - người tiếp quản mô hình tổ y tế từ xa, phó trưởng bộ môn nhiễm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Vừa qua, mô hình "tổ y tế từ xa" được vinh danh tại lễ trao giải thưởng "Thành tựu y khoa Việt Nam 2021", khi đã hỗ trợ theo dõi, chăm sóc cho 7.000 người bệnh F0 tại nhà trên địa bàn TP.HCM...

Mỗi lúc biết bệnh nhân chuyển nặng rồi tử vong vì COVID-19, tôi có cảm giác như một chiếc bình quý rơi xuống rồi vỡ trước mắt mà không có cách nào giữ được chúng. Đau xót lắm nên cuộc gọi nào đến, dù 2h sáng tôi cũng nghe máy hướng dẫn.

ThS Đỗ Cao Vân Anh

"Người chị" của tổ y tế từ xa

Nhớ lại thời điểm dịch COVID-19 TP.HCM cam go nhất, bà Đỗ Cao Vân Anh chia sẻ: "Đến nay, điều tôi luôn trân trọng và tự hào là sự cống hiến, nỗ lực hết mình từ các bạn sinh viên, bác sĩ trẻ của trường".

* Tiếp quản mô hình này, bà phải đối diện nhiều tình huống khó khăn nào?

- Thời điểm dịch, trường đã chia thành nhiều cụm tư vấn người F0 tại nhà. Tôi là người theo dõi hoạt động từng cụm, đồng thời hội ý, đánh giá từng người F0 cụ thể. Lúc nào tiện, tôi cũng tham gia tư vấn, hướng dẫn điều trị trực tiếp cho người F0.

Trách nhiệm của tôi và tôn chỉ của tổ là luôn tuân thủ quy định khám chữa bệnh như việc kê toa thuốc cho bệnh nhân phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề. Do đó, các bạn sinh viên, bác sĩ trẻ đã liệt kê những loại thuốc cho bệnh nhân, sau đó tôi coi lại hợp lý chưa và duyệt.

Tuy nhiên, dù có tư vấn cặn kẽ đến đâu thì cũng có những bệnh nhân nặng cần nhập viện. Số này chiếm khoảng 2-5%. Hoàn cảnh càng thử thách hơn khi các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 gần như kín giường bệnh. Chúng tôi tìm bệnh viện cho bệnh nhân đã khó, mà bối cảnh lúc đó TP bị phong tỏa nên không có phương tiện chở bệnh nhân, còn xe cấp cứu 115 thì luôn hoạt động hết công suất.

Có trường hợp không cứu kịp vì chuyển viện trễ. Xuất phát từ khó khăn này, nhiều sinh viên của trường cũng tham gia vào nhóm taxi chuyển viện. Cùng với tổ tư vấn từ xa, đã tạo thành một hệ thống hướng dẫn, chăm sóc F0 từ lúc họ ở nhà đến khi chuyển viện nếu chuyển nặng.

* Vậy sau khi tư vấn, hướng dẫn, chuyển viện người bệnh F0 (nếu nặng) thì tổ y tế từ xa sẽ kết thúc công việc?

- Đúng là nhiệm vụ chúng tôi dừng lại tại đây. Tuy nhiên, vào thời điểm đỉnh dịch, khi bệnh nhân của chúng tôi đã được đưa vào bệnh viện nhưng phải thở HFNC, thở máy thì người nhà rất khó biết được thông tin người thân của mình như thế nào.

Vượt qua nhiệm vụ ban đầu và với thói quen nghề nghiệp, chúng tôi cố gắng rà soát, liên hệ bệnh viện cập nhật tình trạng sức khỏe bệnh nhân để cung cấp và trấn an người nhà vì chúng tôi hiểu rằng ai cũng rất nóng ruột.

Bằng mọi giá cứu người

* Tổ phải chạy đua thời gian ra sao?

- Mỗi lần biết bệnh nhân chuyển nặng rồi tử vong vì COVID-19, tôi có cảm giác như một chiếc bình quý rơi xuống rồi vỡ trước mắt mà không có cách nào giữ được chiếc bình quý đó. Chúng tôi đã cố gắng can thiệp nhưng vẫn không cứu được bệnh nhân thì đau xót lắm.

Theo quy định, người dân sẽ liên hệ qua tổng đài của tổ. Nhưng thời điểm đỉnh dịch, Sở Y tế TP.HCM có văn bản công bố số điện thoại cá nhân của tôi và từ đó điện thoại tôi luôn trong tình trạng quá tải.

2h sáng, tôi vẫn nhận cuộc gọi. Người dân, đồng nghiệp thì gọi trong tình trạng hoảng sợ khi bản thân hoặc người nhà mắc một căn bệnh mới nguy hiểm và dễ lây lan này. Còn các bạn sinh viên thì gọi báo: "Cô ơi, bệnh nhân không chuyển viện được".

Cuộc gọi nào đến tôi cũng tiếp nhận hướng dẫn. Ca bệnh cần chuyển viện, tôi nhắn tin các đồng nghiệp đang quản lý tại các bệnh viện dã chiến để gửi bệnh. Dù nửa đêm hay gần sáng, đồng nghiệp cũng phản hồi ngay lập tức.

Tôi có cảm giác nhiều đồng nghiệp cũng không ngủ được trong thời điểm đó và lâu ngày thành thói quen nên khi điện thoại có tin nhắn, cuộc gọi là xử lý ngay. Tôi biết vậy nên cũng không còn ngại gửi bệnh nhân trong đêm muộn.

Người không từ chối những cuộc gọi 2h sáng - Ảnh 3.

ThS Đỗ Cao Vân Anh (trái) cùng một thành viên trong tổ y tế từ xa - Ảnh: XUÂN MAI

* Xin bà chia sẻ bài học kinh nghiệm từ vụ dịch COVID-19?

- Đã có hàng chục ngàn bệnh nhân ở TP.HCM tử vong vì COVID-19. Đây là bài học đắt giá cho ngành y tế, có lẽ một thế kỷ mới xảy ra một đại dịch khủng khiếp như vậy.

Riêng tôi, nhớ lại thời điểm ghi nhận những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trên thế giới, tôi cũng tìm hiểu, đọc tài liệu, sách báo về dịch bệnh này. Đến nay, tôi mới nghiệm ra là có đọc sách bao nhiêu đi nữa thì cũng phải tùy theo bối cảnh thì mới có ứng phó hợp lý.

* Dù làm nghề y nhưng được biết bà vẽ tranh rất đẹp, đây là đam mê của bà?

- Đây là ước mơ từ nhỏ và tôi cũng có học một khóa ở lớp học vẽ. Nhà tôi có truyền thống theo nghề y, ngoài thích vẽ, tôi cũng nỗ lực học tập, thi cử theo đuổi nghề. Lúc nào rảnh, có cảm hứng, tôi sẽ vẽ tranh sơn dầu hoặc lụa. Trong nhà, tôi treo vài bức. Tại phòng khoa cũng có vài bức. Những bức đẹp, tôi đem tặng hoặc đem đi triển lãm, số tiền bán được tôi làm từ thiện.

Bác sĩ nghỉ hưu về trạm y tế được trả lương 9 triệu đồng/tháng

TTO - HĐND TP.HCM khóa X họp chiều 7-4 đã thống nhất thông qua nghị quyết về các chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế xã, phường, thị trấn.

XUÂN MAI thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Ngày 16-7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đề nghị rà soát, báo cáo việc cấp giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng.

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Sau hàng chục năm phát triển, viên sỏi ở bàng quang bệnh nhân nữ ở phường Pleiku (Gia Lai) phát triển đến kích thước hơn 10cm, gần như chiếm trọn cả bàng quang.

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Công an tỉnh Thanh Hóa xác định, trong bốn năm, Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa (nay là Bệnh viện Đa khoa Hạc Thành) đã lập khống 20 hồ sơ bệnh án tại các khoa, phòng khác nhau.

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Chỉ trong 1 tháng, TP Huế liên tiếp ghi nhận hàng chục ca mắc liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh nặng xin đưa về nhà và 1 ca tử vong. Từ đầu năm nay, Huế ghi nhận 38 ca mắc liên cầu lợn.

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Bé trai 5 tuổi ở xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng) nhập Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận (tỉnh Khánh Hòa) trong tình trạng đau bụng, nôn ói và suy kiệt. Các bác sĩ đã phẫu thuật và gắp thành công búi tóc nặng nửa ký từ dạ dày bé.

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B. (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải, nhưng không tới cơ sở y tế để xử lý hay tiêm phòng dại.

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar