08/09/2012 05:30 GMT+7

Người học nghề bị làm khó

HÀ BÌNH
HÀ BÌNH

TT - Nhiều cơ sở đào tạo nghề cho rằng Luật dạy nghề hiện hành có nhiều quy định gây khó khăn cho người học và “hạn chế tính hấp dẫn của dạy nghề”.

Phóng to

Một buổi thực hành của SV Trường cao đẳng Nghề du lịch Sài Gòn -Ảnh: Như Hùng

Trong 33 tham luận gửi về Hội nghị tổng kết năm năm thi hành Luật dạy nghề do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức mới đây, có trên 2/3 tham luận tập trung vào “những bất hợp lý”, “những khó khăn trong triển khai thực hiện” của Luật dạy nghề đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật này.

Thời gian học quá dài

Đề cập “những bất cập trong Luật dạy nghề”, báo cáo tổng kết năm năm thi hành Luật dạy nghề của Bộ LĐ-TB&XH dẫn chứng: “Theo quy định, thời gian học trung cấp nghề của đối tượng tốt nghiệp THCS từ 3-4 năm tùy theo nghề đào tạo. Thời gian học kéo dài do người học phải học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định. Tuy nhiên, thực tế có nhiều nghề không cần trình độ THPT vẫn có thể học nghề và làm giỏi nghề. Do vậy, ở những nghề này người học chỉ cần 1-2 năm tùy theo nghề đào tạo”. Ông Trần Văn Đông - hiệu trưởng Trường CĐ Nghề cơ điện Hà Nội - cũng cho rằng “thời gian như vậy là quá dài, hơn nữa người học không muốn học văn hóa”.

Trong khi đó, TS Trần Hành - hiệu trưởng Trường CĐ nghề công nghệ cao Đồng An - lại nhấn mạnh đến chương trình khung dạy nghề hiện nay đưa ra một khối lượng kiến thức đồ sộ “chỉ phù hợp với nền sản xuất gia công”. Ông Hành phân tích: “Chẳng hạn, đối với hệ đào tạo trung cấp nghề hai năm, thời gian thực học 72 tuần với tối thiểu 2.550 giờ, mỗi ngày sinh viên phải lên lớp bảy giờ. Hệ CĐ nghề thời gian đào tạo ba năm (3.750 giờ), trung bình mỗi ngày người học lên lớp tám giờ. Như vậy, sinh viên không có nhiều thời gian tự học, tiêu hóa bài đã lên lớp. Hậu quả sinh viên ra trường nhưng không thạo việc, muốn làm được doanh nghiệp phải cầm tay chỉ việc”.

Bất hợp lý nên khó xin việc

Ngoài ra, báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cũng cho rằng Luật dạy nghề hiện hành chưa đáp ứng nhu cầu đông đảo của người học nghề ở hình thức dạy nghề thường xuyên. Cụ thể: “Vừa làm, vừa học để lấy văn bằng, chứng chỉ ở các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề là nhu cầu của đông đảo người học nghề hiện nay. Đây là một trong những hình thức của dạy nghề thường xuyên. Tuy nhiên, trong Luật dạy nghề không quy định cụ thể về nội dung, chương trình, hình thức, tổ chức giảng dạy thường xuyên để lấy văn bằng, chứng chỉ ở các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề nên đến nay vấn đề này vẫn không triển khai được trong thực tiễn”.

Ông Phạm Văn Túy - Trường CĐ nghề số 13, Bộ Quốc phòng - còn chỉ ra một tình trạng khiến giới trẻ không mặn mà học nghề. Đó là hiện nay học sinh sau khi tốt nghiệp THCS được phân chia bốn luồng khác nhau: giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và tham gia lao động sản xuất. Tuy vậy, việc phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp chưa thật sự hiệu quả. Vậy nguyên nhân do đâu?

“Đó là chuyện bằng cấp. Học sinh tốt nghiệp THCS khi vào học tại các trường nghề, trường trung học chuyên nghiệp vừa học văn hóa vừa học nghề, khi ra trường bằng nghề được công nhận nhưng bằng văn hóa chỉ được coi là 9+2 hoặc 9+3, không được coi là tốt nghiệp THPT nên rất khó xin việc” - ông nhìn nhận.

HÀ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Nhận tin một phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo đang thiếu máu, 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động lập tức đến bệnh viện, hiến 3 đơn vị máu kịp thời giúp người bệnh qua cơn nguy kịch.

Ba chiến sĩ cảnh sát cơ động Quảng Trị kịp thời hiến máu cứu người

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Chương mới của non sông thì chúng ta cũng nên trở thành những người mới, và cùng đoàn kết chung lòng đưa hình ảnh của giang sơn đi lên.

Chúng ta cần làm gì trong vận hội mới?

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Có lẽ ai cũng từng có một giai đoạn như vậy, không hẳn là tuyệt vọng, cũng không còn nhiệt huyết. Chỉ là… mỏi. Mỏi vì công việc cứ lặp đi lặp lại.

Gap Month, tháng nghỉ để 'reset' cuộc đời

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Trước làn sóng "bỏ phố về quê", họ chọn cách giữ quê hương trong trái tim và bám trụ lại TP.HCM để gây dựng gia đình, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ thời son trẻ.

Ở lại thành phố, ở lại với anh

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar