23/03/2019 16:14 GMT+7

Người giỏi đều tìm cách đi đào tạo ở nước ngoài

THANH HÀ
THANH HÀ

TTO - Trường đại học càng lớn thì càng khó tuyển sinh đào tạo sau đại học. Người học thạc sĩ, tiến sĩ chủ yếu theo hình thức 'làm toàn thời gian, học bán thời gian' và phải tự gánh vác chi phí đào tạo.

Người giỏi đều tìm cách đi đào tạo ở nước ngoài - Ảnh 1.

Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ của trường giảm mạnh vì không có người học - Ảnh: T.H.

Những vấn đề này được những "người trong cuộc" chia sẻ tại tọa đàm "Nâng cao chất lượng - Chính sách học bổng và hợp tác nhà trường - doanh nghiệp". Tọa đàm do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Viện nghiên cứu dữ liệu lớn (Tập đoàn Vingroup) đồng tổ chức sáng 23-3.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn - hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - cho biết chỉ tiêu tuyển sinh cao học của trường 5 năm trước đây là 2.000. Nhưng hiện nay trường chỉ còn có 500 chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo thạc sĩ, giảm tới 75%. Vậy mà số chỉ tiêu khiêm tốn đó còn tuyển sinh khó khăn và không phải 500 thạc sĩ đều tốt nghiệp được.

Tương tự, đối với đào tạo tiến sĩ, hiện mỗi năm trường chỉ tuyển sinh đào tạo được khoảng 70 - 80 chỉ tiêu. "Trường càng lớn càng khó tuyển sinh đào tạo sau đại học (ĐH), càng đòi hỏi chất lượng đầu vào khắt khe càng khó tuyển" - ông Sơn nêu thực trạng.

PGS Mai Thanh Phong - hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM - cũng chia sẻ thông tin: các trường ĐH lớn đều có tình trạng giảm tuyển sinh đầu vào sau ĐH. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trước đây chỉ tiêu đào tạo sau ĐH là 1.300 - 1.400, nay giảm chỉ còn một nửa.

Theo PGS Mai Thanh Phong, tình trạng tuyển sinh sau ĐH ở các trường ĐH giảm sút mạnh không phản ánh đúng nhu cầu của xã hội. Nhu cầu học cao học vẫn lớn nhưng chỉ có nhu cầu học cao học trong nước thấp và đang có mục tiêu học lệch lạc. 

Trong khi những người giỏi đều tìm cách đi đào tạo ở nước ngoài, còn trong nước có rất nhiều người học thạc sĩ là vì học ĐH tại chức hoặc học ở những trường không có uy tín, muốn vào học thạc sĩ ở trường lớn để "rửa bằng" ĐH. Còn những người có nhu cầu học thật sự thì cũng có rất ít người bỏ 100% thời gian để học, phần lớn là học bán thời gian vào buổi tối, cuối tuần…

Mặt khác, là người trong cuộc, ông Phong cũng tự đánh giá chương trình đào tạo cao học tại các trường ĐH trong nước hiện nay chưa linh động, đáp ứng nhu cầu luôn biến động của thị trường lao động, cũng như nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Đây cũng là một yếu tố giảm sức hút vào các chương trình đào tạo sau ĐH trong nước.

Bên cạnh những giải pháp mà cơ quan quản lý, các trường ĐH phải thực hiện để đổi mới chương trình đào tạo, có phương thức và nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội, một giải pháp được các đại biểu cho rằng sẽ mang lại hiệu quả là sự hợp tác giữa các trường ĐH và doanh nghiệp.

Trong đó, cần phải triển khai mạnh các chương trình hỗ trợ nhằm thu hút nguồn tuyển sinh có chất lượng cao, nâng chất lượng đào tạo và gắn với sử dụng để tạo ra sức hút đối với người học.

Giáo sư Vũ Hà Văn - giám đốc Viện nghiên cứu dữ liệu lớn - cũng nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Không chỉ là các đơn đặt hàng về nhân lực, sản phẩm nghiên cứu, theo GS Vũ Hà Văn, các doanh nghiệp cần trực tiếp hỗ trợ các cơ sở đào tạo, hỗ trợ các cá nhân xuất sắc theo học các chương trình đào tạo sau ĐH trong nước, trực tiếp nâng chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong những năm tới.

Theo GS Vũ Hà Văn, "Chương trình học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước" thuộc Quỹ đổi mới sáng tạo thuộc Tập đoàn Vingroup (Vingroup Innovation Foundation - VINIF) sẽ trao 100 suất học bổng hỗ trợ học tập với trị giá lên đến 120 triệu đồng/năm cho bậc học thạc sĩ và 150 triệu đồng/năm với bậc học tiến sĩ.

Bên cạnh học bổng hỗ trợ học tập nói trên, VINIF còn tiếp tục hỗ trợ thêm lệ phí đăng ký, đi lại, ăn ở cho học viên cao học và nghiên cứu sinh đã nhận học bổng hỗ trợ học tập tham dự các hội nghị quốc tế.

Thông qua chương trình học bổng này, VINIF kỳ vọng sẽ hỗ trợ tài chính cho các học viên cao học và nghiên cứu sinh xuất sắc thuộc các chuyên ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc y dược để trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của những lĩnh vực này.

TTO - Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa công bố thông tin tuyển sinh sau đại học năm 2019 với số lượng ngành, chuyên ngành nhiều nhất từ trước đến nay.

THANH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Trường THCS nổi tiếng nhất quận 10 công bố phương thức tuyển sinh lớp 6

Sáng 16-5, Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10, TP.HCM đã công bố phương thức tuyển sinh lớp 6 năm học 2025-2026.

Trường THCS nổi tiếng nhất quận 10 công bố phương thức tuyển sinh lớp 6

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có môn toán đạt ít nhất 8 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển tối thiểu từ 24 điểm.

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Gần 50% trường THPT tại TP.HCM có số nguyện vọng 1 lớp 10 ít hơn chỉ tiêu

Thống kê cho thấy gần 50% trường THPT tại TP.HCM có số lượng nguyện vọng 1 lớp 10 thấp hơn chỉ tiêu, trong đó có cả trường tốp đầu.

Gần 50% trường THPT tại TP.HCM có số nguyện vọng 1 lớp 10 ít hơn chỉ tiêu

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Nếu không vô được trang tuyển sinh đầu cấp: tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn; phụ huynh có thể sử dụng trang dự phòng: tuyensinhdaucap2025.hcm.edu.vn.

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar