28/04/2013 08:26 GMT+7

Người đưa phố về làng

TIẾN LONG - PHAN THÀNH
TIẾN LONG - PHAN THÀNH

TT - Đến giờ ông Hồ Huệ (67 tuổi), một người con làng Kế Môn (xã Điền Môn, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế), đã có thể thở phào nhẹ nhõm về cuộc “đưa phố về làng” mà ông dốc hết tâm sức làm suốt 14 năm qua.

Phóng to
“Siêu thị” của làng Kế Môn do ông Hồ Huệ xây dựng - Ảnh: Phan Thành

Vừa bước chân đến đầu làng Kế Môn đã thấy ngỡ ngàng bởi những hình ảnh của phố thị ở làng quê. Đường bêtông thẳng tắp, ngang dọc như ô bàn cờ; một khu công viên với ghế đá, hồ sen; một thư viện đầy sách và một “siêu thị” mới xây với màu sơn còn mới tinh...

Ông Hồ Huệ - Ảnh: Phan Thành

“Siêu thị” của làng

Hai năm sau ngày khởi công, trung tâm thương mại Điền Môn đã chính thức đi vào hoạt động năm 2012. Trung tâm rộng 2ha với đầy đủ các hoạt động mua bán, vui chơi như một siêu thị với tổng kinh phí 8 tỉ đồng, do một người con của làng là ông Hồ Huệ bỏ tiền xây dựng và tặng người dân trong xã. Người dân mừng vui đón nhận, gọi đó là “siêu thị” của làng. Nhìn khu chợ mới khang trang mọc lên giữa bãi đất ruộng đồng trống, ai đi qua cũng không khỏi xuýt xoa. Ông Hồ Huệ toại nguyện với món quà lớn nhất ông muốn tặng quê hương, trước khi an tâm sống tuổi già.

Tiểu thương trong xã lâu nay phải buôn bán “ké” tại các chợ ở các xã khác, nay đã được bán mua ngay tại “siêu thị” của làng. Họ bắt đầu làm quen văn minh chợ thành phố. Bắt đầu tiếp xúc với các khái niệm về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường... Ông Huệ đề nghị và được UBND xã đồng ý miễn phí tiền thuê mặt bằng cho tiểu thương trong năm năm đầu. Đích thân ông cũng đi gõ cửa từng nhà, động viên từng người không có công ăn việc làm ra chợ buôn bán. Chị Phan Thị Hà (người làng Nhì Tây) cho biết trong lúc đang thất nghiệp thì chị được ông Huệ khuyến khích ra chợ mở quán bán hàng. “Được buôn bán trong chợ mới lại miễn tiền thuê mặt bằng, còn chi hơn nữa” - chị Hà cười tươi nói.

Ông Phạm Do, chủ tịch UBND xã Điền Môn, cho biết Điền Môn là xã duy nhất trong 16 xã, thị trấn của huyện Phong Điền không có chợ. Chính quyền trăn trở bấy lâu nay, nhưng chờ cho đủ kinh phí thì không biết khi nào mới có chợ cho bà con buôn bán. “Nay xã không chỉ có chợ mà chợ còn đẹp và văn minh như một “siêu thị”. Làng xã biết ơn ông Huệ lắm” - ông Do nói.

Lập thư viện, xây công viên...

Làng Kế Môn là nơi phát tích của nghề kim hoàn Việt Nam. Ông Hồ Huệ là thợ kim hoàn của làng, vào Sài Gòn lập nghiệp và thành đạt nhờ cái nghề do tổ tiên truyền lại. Khi vừa nhắc đến công lao “đưa phố về làng”, ông Huệ “đính chính” ngay: đây là công lao của nhiều con cháu làng Kế Môn khắp mọi nơi cùng đóng góp gây dựng, ông chỉ làm chiếc cầu nối tấm lòng của con dân về với làng.

Ông Huệ tâm sự rằng nếu giúp cho dân làng đồng tiền thì cũng như “muối bỏ biển”, mấy cũng không đủ và mấy cũng hết. Phải xây dựng nền tảng cho làng quê phát triển lâu dài mới là bền vững. Cái mà dân làng thiếu nhất là văn minh. Đó là lý do mà 37 năm trước, ông rời làng quê vào Sài Gòn lập nghiệp. Và đó cũng chính là sự cách biệt giữa người thành phố với người làng quê ông. Vì vậy, việc đầu tiên ông làm là về làng lập một thư viện.

Ông đi khắp Sài Gòn tìm mua sách báo cũ, đóng hàng chục bao tải lớn gửi tàu lửa về quê, rồi dùng chính ngôi nhà của mình ở quê làm thư viện. Anh em, bạn bè, con dân của làng đang ở nước ngoài đồng tình đều đặn quyên góp tiền về cùng ông gây dựng nguồn sách. Cứ mỗi tháng một lần, ông lại về quê mang theo cả trăm cuốn sách có giá trị bổ sung vào thư viện. Cộng với số sách thư viện quốc gia gửi tặng, đến nay thư viện làng Kế Môn đã có gần 5.000 đầu sách với đủ mọi nội dung. Trong thư viện này, ông xây thêm phòng rồi thuê giáo viên cấp II, cấp III về dạy vi tính, tiếng Anh, ôn thi đại học miễn phí cho con em trong làng. “Mình cứ đặt ra việc đó, con cháu dần quen, rồi khi mình già mới có người khác kế tục. Cứ thế làng nước dần dần phát triển, văn minh ra” - ông Huệ bộc bạch.

Kế Môn giờ như phố. Đường làng ngõ xóm láng bêtông vào tới từng nhà, hai bên là những hàng cây xanh mát xen lẫn những ngọn đèn đường tỏa sáng. Đêm xuống, đèn điện sáng rực đường làng, ngõ xóm. Mờ sáng, người làng kéo nhau ra công viên tập thể dục. Chiều hè, các cụ già ngồi ghế đá đánh cờ tướng. Trẻ con kéo nhau vô thư viện đọc sách. “Siêu thị” làng rộn ràng người bán mua...

Dăm bữa nửa tháng lại thấy ông Huệ về làng. Ông nói quê hương đã nằm trong máu mình rồi. Những việc lớn cho quê hương cơ bản cũng xong, giờ ông tập trung vào gây dựng quỹ học bổng từ thiện làng Kế Môn do ông thành lập năm 2000. Hằng năm, bà con Kế Môn gần xa đều qua ông gửi tiền về để khen thưởng học sinh giỏi và học bổng hỗ trợ học sinh nghèo.

Ông Huệ còn xây dựng giữa làng một công viên với hồ sen, ở giữa có chùa Một Cột, xung quanh có những hàng ghế đá để người dân đi làm đồng về ghé vào nghỉ chân. “Ngồi mà kể những gì chú Huệ làm cho làng thì nói răng cho hết” - ông Hoàng Rô, một người dân làng Kế Môn, cho biết.

TIẾN LONG - PHAN THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Ngai vàng triều Nguyễn - bảo vật quốc gia triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa - bị một người mua vé vào tham quan bẻ gãy thành nhiều khúc.

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Có người đã gọi người mẹ là người nghệ sĩ đầu tiên của các con mình. Bà mẹ của Trần Đăng Khoa rất xứng với danh hiệu cao quý ấy. Bà đã có công đầu trong việc nuôi dưỡng mầm mống nghệ thuật trong các con.

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar