31/10/2018 10:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người đời tiếc thương 'võ lâm minh chủ' Kim Dung

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - 'Đó là một mất mát lớn đối với cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới… Ông ấy luôn nằm trong trái tim tôi!', tỉ phú Jack Ma, người sáng lập kiêm chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba, bày tỏ.

Người đời tiếc thương võ lâm minh chủ Kim Dung - Ảnh 1.

qua đời, để lại kho tiểu thuyết võ hiệp đồ sộ - Ảnh: SCMP

Kim Dung qua đời, để lại một câu lạc bộ tiểu thuyết đồ sộ. Ai ai cũng nói rằng sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với thế giới võ hiệp nói riêng và văn học nói chung.

Tra Lương Dung, người được biết tới rộng rãi với cái tên Kim Dung, đã ra đi trong sự thương tiếc của nhiều người, đặc biệt là thế hệ có tuổi thơ nhuộm đầy màu sắc của thế giới võ hiệp mà ông đã vẽ ra.

Gã khổng lồ của văn học - đúng như cách gọi của báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong - đã trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở Hong Kong vào một buổi chiều u tối của ngày 30-10 khi các thành viên gia đình túc trực bên cạnh.

Là một nhà báo đáng kính, một lãnh đạo cộng đồng và trên hết là một tiểu thuyết gia với những tác phẩm kiếm hiệp kinh điển đã đi vào lòng người, Kim Dung ra đi là sự mất mát rất lớn.

Một bạn đọc có tên "deuxieme2" bình luận trên báo SCMP: "Tôi đã lớn lên cùng với các tiểu thuyết võ hiệp. Tôi chỉ biết bút danh của ông là Kim Dung. Còn nhớ những mùa hè thời đại học, tôi đốt đèn dầu để xem những tiểu thuyết của ông, đọc tới chương 4 hay chương 5 gì đó của Lộc đỉnh ký trong 3 ngày liền. Gia tài văn chương mà ông để lại sẽ còn sống mãi".

Người đời tiếc thương võ lâm minh chủ Kim Dung - Ảnh 2.

Lâm Chí Dĩnh - Lưu Diệc Phi trong vai Đoàn Dự - Vương Ngữ Yên trong Thiên Long Bát Bộ bản 2003 - Ảnh: SINA

Kim Dung được xem là tiểu thuyết gia võ hiệp có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc trong thế kỷ 20. Báo chí Hong Kong, báo chí Trung Quốc đại lục, các báo quốc tế, những minh tinh trong và ngoài nước… đã đồng loạt bày tỏ sự thương tiếc khi hay tin "Võ lâm minh chủ" về sách kiếm hiệp đã đi về cõi vĩnh hằng.

"Đó là một mất mát lớn đối với cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới… Ông ấy luôn nằm trong trái tim tôi!", tỉ phú Jack Ma, người sáng lập kiêm chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba, bày tỏ.

Các tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng của Kim Dung là nguồn cảm hứng không tuổi dành cho các bộ phim truyền hình. Nó đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của văn hóa đại chúng ở Trung Quốc và các nước khác trong nhiều thập niên.

Những minh tinh hàng đầu, từ Lưu Đức Hoa tới Lý Liên Kiệt, đã đảm nhận không ít vai trong các bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung.

Người đời tiếc thương võ lâm minh chủ Kim Dung - Ảnh 3.

Nhiều tờ báo Trung Quốc và các tờ báo tiếng Hoa như Sina, Tân Hoa xã, Đại Kỷ Nguyên... đồng loạt đưa tin về sự ra đi của tiểu thuyết gia tài ba Kim Dung - Ảnh chụp màn hình

Trịnh Thiếu Thu, nam diễn viên Hong Kong từng đảm nhận nhiều vai chính trong các bộ phim truyền hình làm từ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, chia sẻ: "Các bạn có thể gọi đó là những tác phẩm tiểu thuyết mang tính lịch sử, nhưng còn nhiều hơn thế! Các bạn sẽ say mê điệu văn của ông đến mức tin rằng những cuộc phiêu lưu trong thế giới võ hiệp thật sự đã diễn ra trong lịch sử".

Nhà văn Đào Kiệt (Chip Tsao), một người bạn của Kim Dung, cho biết tiểu thuyết gia võ hiệp tài ba đã ra đi mà không thể nói được những lời từ biệt cuối cùng.

"Tình trạng sức khỏe của ông ấy không được tốt trong năm nay. Kim Dung đã già đi và các bộ phận trong cơ thể bắt đầu hoạt động không tốt. Ông không thể nói chuyện rõ tiếng", ông Đào kể lại.

Người đời tiếc thương võ lâm minh chủ Kim Dung - Ảnh 4.

Lưu Đức Hoa và Trần Ngọc Liên từng được xem là đôi "Tiên đồng - Ngọc nữ" của TVB khi đóng cặp với nhau trong Thần điêu đại hiệp bản 1983 - Ảnh: QQ

Nhiều ngôi sao khác như Tô Hữu Bằng, Vương Lực Hoành, Trần Tiểu Xuân cũng đồng loạt gửi lời chia buồn tới gia đình Kim Dung.

Trần Tiểu Xuân, người từng vào vai Vi Tiểu Bảo trong bộ phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết Lộc đỉnh ký của Kim Dung, chia sẻ trên mạng xã hội: "Tiểu Bảo xin tiễn biệt người, nhà kiếm hiệp Kim Dung. Mong người an nghỉ trong thanh thản".

Aamir Khan, ngôi sao Bollywood từng tham gia bộ phim đình đám 3 Chàng ngốc của Ấn Độ, cũng bày tỏ sự thương tiếc dành cho Kim Dung trên mạng xã hội.

"Tôi rất buồn khi hay tin Kim Dung qua đời. Tiểu thuyết Lộc đỉnh ký của ông đã mang lại cho tôi nhiều niềm vui. Tôi đọc nó chỉ mới vài tháng gần đây. Ước gì tôi có thể gặp mặt ông. Kim Dung ấy đã mang tới niềm vui cho nhiều thế hệ và tôi là một fan lớn của ông. Xin gửi lời chia buồn thành tâm tới gia đình và mong ông hãy yên nghỉ".

Giai đoạn 1955-1972, Tra Lương Dung cho ra đời 15 tiểu thuyết dưới bút danh Kim Dung, đưa tên tuổi của ông đến với thế giới. Những tiểu thuyết kinh điển phải kể tới như Bích huyết kiếm, Anh hùng xạ điêu, Tuyết sơn phi hồ, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên Đồ long ký, Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký

Người đời tiếc thương võ lâm minh chủ Kim Dung - Ảnh 5.

Tạo hình của nữ diên viên Lâm Thanh Hà trong vai Đông Phương Bất Bại của phim "Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương Bất Bại" bản 1992 - Ảnh: SINA

Ông Lâm Hạc Minh (Sidney Lin), người phát ngôn văn phòng lãnh đạo Đài Loan, đã ra tuyên bố chia buồn. Ông nói rằng sự ra đi của Kim Dung là mất mát lớn đối với thế giới văn học.

"Những tác phẩm của ông sẽ luôn làng một trong những tiểu thuyết quan trọng bậc nhất trong dòng võ hiệp Trung Hoa", tờ Focus Taiwan dẫn lời ông Lâm.

Các tiểu thuyết kinh điển của Kim Dung đã được dịch sang nhiều thứ tiếng như tiếng Việt, Anh, Nhật, Hàn, Thái, Malaysia… Còn kể tới người hâm mộ Kim Dung thì đếm không xuể, vì không chỉ tại Trung Quốc mà còn khắp nơi trên thế giới.

Dù Kim Dung đã về cõi vĩnh hằng, tên ông cùng nhiều tác phẩm kinh điển võ hiệp sẽ sống mãi trong lòng nhiều thế hệ sinh ra trong thế kỷ 20, 21 và xa hơn nữa!

TTO - Kim Dung, một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại, vừa qua đời ở tuổi 94.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

Chùa Quán Sứ chính thức thông báo mở xuyên đêm để phục vụ nhu cầu quá lớn của bà con, Phật tử đến chiêm bái xá lợi Phật.

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Chùa Thanh Tâm (TP.HCM), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam), núi Bà Đen (Tây Ninh) là những địa điểm được chọn tôn trí xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ), để tăng ni, Phật tử, người dân đến chiêm bái.

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

YouTuber Cee Jay (quốc tịch Nigeria) và diễn viên, MC Charlie Winston (quốc tịch Mỹ) đã hòa giọng cùng các nghệ sĩ Việt Nam hát vang ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong đêm nghệ thuật ‘Quà tháng 5 dâng Người’ tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh chiều 14-5 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình.

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm từ hơn 135.000 hạt sen của họa sĩ Mộc Oanh, được trưng bày trong chuyên đề Miền Nam nhớ mãi ơn Người, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM.

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar