06/10/2024 11:56 GMT+7

Người 'định hướng di chuyển' cho học trò khiếm thị

Hình ảnh người thầy cầm tay hướng dẫn từng em học sinh khiếm thị lên xuống cầu thang, băng qua đường, cặp lề tránh chướng ngại vật… trở nên thân thuộc đối với người dân trên các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, An Dương Vương, Ngô Gia Tự…

Người 'định hướng di chuyển' cho học trò khiếm thị - Ảnh 1.

Mỗi lần thực hành đi bộ ngoài đường, thầy Hùng dẫn từ 4 - 5 em để theo sát được từng hành động của các em

Thầy Nguyễn Phi Hùng đã miệt mài gắn bó với bộ môn định hướng di chuyển tại Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quận 10, TP.HCM) gần 36 năm. Từng ấy thời gian, thầy vẫn tận tụy thầm lặng soi sáng những bước chân vững chãi cho học trò của mình.

Các em khiếm thị xác định được hướng, biết đi cặp lề, xoay gậy chéo, vượt chướng ngại vật, vũng nước và tự đi đến địa điểm mình muốn trong khuôn viên trường sẽ được thực hành đi bộ ngoài đường.

Để các em tập làm quen và tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, môn học sẽ kết hợp những kiến thức giao tiếp xã hội giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn khi bước vào một môi trường lạ.

Thầy Hùng tâm sự: "Dạy học kiên nhẫn và không nóng vội, buổi nào dạy không được thì buổi khác dạy tiếp, chứ không ráng nhồi nhét cho các em. Các em lấy gậy gõ vào cột và lắng nghe âm thanh để phân biệt đâu là cột đèn giao thông hay cột biển báo".

Bên cạnh đó, các em cũng phải lắng nghe dòng xe di chuyển để tự cảm nhận. Em Trần Hoàng Hải Lam (lớp 7A) chia sẻ: "Em và các bạn rất vui khi học môn định hướng di chuyển, lúc nào thầy cũng bên cạnh. Sau này tụi em có thể vững bước đi trên đường".

Thầy Hùng bộc bạch: "Thấy các con hồn nhiên, vô tư cười đùa mà thương lắm. Thậm chí có những gia đình phải lặn lội từ Long An, Hóc Môn chỉ mong các con có những bước chân an toàn và con chữ".

Người 'định hướng di chuyển' cho học trò khiếm thị - Ảnh 2.

Những tư thế bung gậy, cầm gậy, gõ cột điện, đụng chạm chướng ngại vật... là những bài học không thể thiếu trong đời của các em học sinh khiếm thị

Người 'định hướng di chuyển' cho học trò khiếm thị - Ảnh 3.

Em Trần Hoàng Hải Lam (lớp 7A) thực hành đi bộ vượt chướng ngại vật

Người 'định hướng di chuyển' cho học trò khiếm thị - Ảnh 4.

Mỗi động tác cầm gậy dò đường luôn phải đúng tư thế thì dưới chân mới có “mắt”

Người 'định hướng di chuyển' cho học trò khiếm thị - Ảnh 5.

Phút giải lao của các em sau khi thực hành đi bộ

Người 'định hướng di chuyển' cho học trò khiếm thị - Ảnh 6.

Mỗi tiết học của thầy Hùng mang cả niềm mong ước các em luôn được an toàn trong tương lai

Người 'định hướng di chuyển' cho học trò khiếm thị - Ảnh 7.

Các em học sinh khiếm thị lớp 4A được thầy Hùng hướng dẫn thực hành đi cặp lề từ trường đến đường An Dương Vương

Đưa điện ảnh đến với trẻ khiếm thị

Sáng 4-10, 70 học sinh khiếm thị của Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đã có buổi xem phim thật đặc biệt tại rạp Lotte (quận 1, TP.HCM).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm

Nếu tính từ mốc 2006, khi môn ngoại ngữ lần đầu thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cuộc chuyển đổi từ đề thi tự luận sang trắc nghiệm đã kéo dài gần 20 năm.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar