05/08/2019 11:04 GMT+7

Người đang co giật, 'nuốt lưỡi' nên sơ cứu cách nào?

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Trong lúc người khác co giật, chúng ta thường thò ngón tay vào miệng để tránh… cắn phải lưỡi. Tuy nhiên dưới góc nhìn bác sĩ, cách sơ cứu này chưa đúng.

Người đang co giật, nuốt lưỡi nên sơ cứu cách nào? - Ảnh 1.

Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không đưa vật hay ngón tay vào miệng người đang bị co giật - Ảnh: ANH NGUYỄN

Theo thông tin ban đầu, khoảng phút 70 của trận đấu giữa Nam Định - Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vào chiều 4-8, một cậu bé bị co giật, ngất xỉu, có dấu hiệu "nuốt lưỡi" giữa khán đài.

Trong giây phút nguy kịch, một chiến sĩ CSCĐ đã kịp thời lấy ngón tay đưa vào miệng cậu bé cắn nghiến tay mình để tránh bé... cắn phải lưỡi. 

Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng (chuyên khoa nhi), "nuốt lưỡi" chỉ là cách gọi của dân gian chứ không đúng về mặt y khoa. Trong khi đó, co giật lại không hề gây ra "nuốt lưỡi" và khó xảy ra tình trạng cắn mạnh vào lưỡi. 

"Trong tình trạng co giật, lưỡi không thè ra mà thường tụt nhẹ vào nên nguy cơ cắn phải lưỡi rất ít. Thè lưỡi là hành động có ý thức, thông thường khi co giật cơ sẽ cứng lại, miệng sùi bọt mép, mắt trợn, tím tái thì làm sao thè lưỡi ra được" - bác sĩ Hưng giải thích.

Còn hành động một chiến sĩ CSCĐ thò ngón tay vào miệng của cậu bé bị co giật, theo bác sĩ Hùng, đây là một hành động rất đẹp và đầy ý nghĩa nhân văn. 

Tuy nhiên việc này không giúp được gì cho cậu bé mà có thể gây hại cho cả hai.

Cần làm gì khi một người bị co giật?

Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Trương Hoàng Hưng khuyên cáo mọi người bình tĩnh và thực hiện nhanh chóng các bước sau:

67689012_10157361123529557_6513505719008886784_n

1- Chừa một không gian đủ lớn cho người co giật, giữ khoảng cách giữa mọi người xung quanh và người đang co giật.

2- Bảo đảm môi trường an toàn cho người co giật được co giật trong an toàn. Tránh xa vùng có nước, điện, thủy tinh, vật sắc nhọn, đồ dùng có thể ngã đổ gây chấn thương.

3- Kê vật mềm dưới đầu người co giật để tránh chấn thương đầu trong lúc co giật.

4- Nới lỏng quần áo quanh cổ, nữ trang, cravat nếu cần để không bị quấn chặt cổ gây nghẹt thở.

5- Không cần đưa bất cứ vật gì vào miệng, không có tác dụng gì nhưng có nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, gãy răng gây hít sặc, nhất là trẻ nhỏ còn răng sữa chưa ổn định.

Tuyệt đối không nặn chanh vào miệng, người co giật đang mất ý thức sẽ không nuốt được và sặc vào phổi gây viêm phổ, suy hô hấp.

6- Ghi lại thời gian co giật nếu có thể.

7- Khi bệnh nhân đã ngưng co giật, nhẹ nhàng xoay bệnh nhân nằm nghiêng để làm thông thoáng đường thở, đàm nhớt sẽ chảy ra bên ngoài miệng tránh việc hít sặc nước bọt của chính mình.

8- Không đè chặt bệnh nhân, co giật cơ là tự phát không ý thức, đè chặt hay trói người bệnh không hề làm ngưng co giật mà sẽ gây chấn thương cho người co giật.

9- Sau khi người co giật tỉnh lại, đừng để họ một mình mà phải theo dõi xem cho tới khi chắc chắn đã hồi phục.

TTO - Một CĐV nhí của CLB Nam Định co giật, "nuốt lưỡi" tại SVĐ Thiên Trường giữa trận đấu Nam Định - Hoàng Anh Gia Lai chiều 4-8. Hai anh chiến sĩ cơ động cấp cứu trong yêu thương và vẻ nhăn mặt vì đau đớn của một anh đã "rúng động" dân mạng.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

COVID-19 tái bùng phát tại Hong Kong, Trung Quốc, Singapore

Các cơ quan y tế tại Hong Kong, Trung Quốc, Singapore đã phát cảnh báo đến người dân khi số ca mắc COVID-19 tăng đột biến.

COVID-19 tái bùng phát tại Hong Kong, Trung Quốc, Singapore

Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM có gần 900.000 lượt bệnh nhân mỗi năm

Mỗi năm Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM tiếp nhận hơn 400.000 lượt điều trị nội trú và ngoại trú, thực hiện gần 40.000 ca mổ.

Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM có gần 900.000 lượt bệnh nhân mỗi năm

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ

Các triệu chứng thường khởi phát sau khoảng 15-30 phút nằm nghỉ, đặc biệt vào ban đêm, nặng hơn là khi ngồi lâu.

Mắc hội chứng chân không yên, nhiều người chỉ muốn đi khi đến giờ ngủ

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Cam có hàm lượng vitamin C cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Trái cam tác dụng sức khỏe thế nào mà người dân thường tặng nhau mỗi khi bị đau?

Liên tiếp 2 vụ điện giật vào mùa mưa làm 1 người chết tại TP.HCM

Trung tâm Cấp cứu 115 đã liên tục tiếp nhận nhiều ca tai nạn do điện giật, phần lớn xuất phát từ sự chủ quan với thiết bị điện hư hỏng.

Liên tiếp 2 vụ điện giật vào mùa mưa làm 1 người chết tại TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar