29/08/2021 18:11 GMT+7

Người dân phường Phú Hữu 'chưa nhận được tiền hỗ trợ' đã được hỗ trợ

MINH HÒA
MINH HÒA

TTO - Ngày 29-8, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Thủ Đức, TP.HCM đã đến thăm hỏi, động viên người dân trong khu trọ số 147 đường Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu. Trước đó nhiều hộ dân ở đây kéo ra đường phản ứng vì 'chưa nhận được tiền hỗ trợ'.

Ông Trần Hữu Phước thăm hỏi, động viên, vận động người dân khu trọ cố gắng cùng chính quyền vượt qua đại dịch - Video: MINH HÒA

Dẫn đầu đoàn công tác là ông Trần Hữu Phước - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Thủ Đức. Đoàn đã đến thăm hỏi, động viên từng người dân trong khu trọ số 147 đường Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức (ngay cầu Ông Bồn). 

Người dân phản ứng vì chưa nhận được tiền hỗ trợ

Trước đó ngày 27-8, chị Nguyễn Thị Ngọc (41 tuổi, quê Đồng Tháp) cùng hàng trăm người trong hai dãy trọ lụp xụp ngay cầu Ông Bồn kéo ra vòng xoay Liên Phường để phản ứng vì chưa nhận được tiền hỗ trợ người lao động tự do thất nghiệp.

Chị Ngọc cho biết chị lên TP.HCM làm phụ hồ được 7 năm. Con trai chị vì gia cảnh khó khăn cũng gác lại tương lai theo mẹ lên TP làm thuê, hai mẹ con xin vào công trình gần chỗ trọ làm phụ hồ, ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn trang trải cuộc sống và gửi về quê cho chồng và 3 con.

Nhắc đến chồng, chị Ngọc nghẹn ngào kể: cách đây vài năm, chồng chị bệnh nặng phải phẫu thuật. Giữ được mạng sống nhưng anh không thể làm việc nặng, ở nhà trông 3 con. 

Dịch ập đến, chị và con trai thất nghiệp ở nhà, cũng không thể về quê vì giãn cách, hai mẹ con nán lại nhà trọ nhưng "cũng không yên".

"Hai tháng nay hai mẹ con không có việc mần nên không có tiền, tiền để dành cũng hết, chỉ mong chủ trọ cho nợ, khi nào hết dịch đi mần lại được trả sau. Nhưng chủ trọ không chịu, nói không trả tiền sẽ đuổi ra khỏi phòng. Bức quá anh em trong khu trọ mới kéo ra đường...", chị Ngọc tâm sự.

Tương tự, vợ chồng anh Lê Văn Có (34 tuổi, quê Hậu Giang) hơn 2 tháng nay không đi làm, không có tiền nhưng cũng phải đóng tiền phòng trọ, điện, nước, gas… Nghe mọi người trong khu trọ nói là người khu khác nhận được tiền hỗ trợ rồi mà khu mình chưa nhận được nên cũng đi theo ra phản ứng.

"Về quê không được, ở lại cũng không xong. Thấy mọi người kéo ra vòng xoay phản ứng vì tiền hỗ trợ nên tôi đi theo nhưng được chính quyền giải thích, vận động quay lại phòng trọ. Địa phương nói sẽ làm việc với chủ trọ và vận động giảm tiền phòng trọ", anh Có chia sẻ.

Chăm lo hết mực cho bà con

Ngày 29-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Hương Hiệp - bí thư Đảng ủy phường Phú Hữu (TP Thủ Đức) - cho biết ngay sau khi nhận được thông tin người dân kéo ra đường phản ứng vì chưa nhận được tiền trợ cấp, bà cùng lực lượng chức năng, cán bộ phường nhanh chóng có mặt, giải thích cặn kẽ, vận động bà con bình tĩnh quay lại phòng trọ.

"Với phương châm không để người dân thiếu đói, ngoài hỗ trợ nhu yếu phẩm như rau củ quả thì phường cũng cố gắng hỗ trợ thêm bà con lạp xưởng, cá hộp… để bà con cải thiện bữa ăn", bà Hiệp chia sẻ.

Theo bà Hiệp, qua tìm hiểu, người dân kéo ra đường phản ứng không phải vì thiếu nhu yếu phẩm mà mong muốn nhận được tiền hỗ trợ. "Người dân nóng lòng muốn nhận tiền hỗ trợ sớm để trang trải và mong muốn được về quê vì nhiều tháng thất nghiệp, không có thu nhập nên đã hành động như vậy", bà nói.

Bà Hiệp cũng cho hay sau khi người dân phản ứng một ngày (tức 28-8), phường đã nhận được tiền hỗ trợ từ TP (gói hỗ trợ 10 nhóm lao động tự do mất việc được bổ sung) và nhanh chóng chuyển tới 111 hộ dân trong khu trọ, mỗi hộ 1,5 triệu đồng.

Đồng thời địa phương đã vận động chủ nhà trọ cam kết giảm 50% tiền phòng và không đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê trọ đến tháng 9.

Sau khi nhận được tiền hỗ trợ, chăm lo, quan tâm của địa phương, nhiều bà con khu trọ vui mừng cho biết sẽ đồng hành, chung tay cùng chính quyền địa phương sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Người dân phường Phú Hữu ra đường vì chưa nhận được tiền hỗ trợ đã được hỗ trợ - Ảnh 2.

Người dân trong khu trọ vẫn san sẻ cho nhau khi thiếu thốn - Ảnh: MINH HÒA

Người dân phường Phú Hữu ra đường vì chưa nhận được tiền hỗ trợ đã được hỗ trợ - Ảnh 3.

Anh Lê Hoài Hận (30 tuổi, quê Đồng Tháp) có vợ vừa sinh con được 5 ngày, được phường gửi tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng, anh chị đã có tiền mua sữa cho con - Ảnh: MINH HÒA

Người dân phường Phú Hữu ra đường vì chưa nhận được tiền hỗ trợ đã được hỗ trợ - Ảnh 4.

Khu trọ cầu Ông Bồn đồng hành cùng chính quyền "ai ở đâu ở yên đấy" để phòng chống dịch - Ảnh: MINH HÒA

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Cần thủ tục gì để nhận được tiền từ gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng?

TTO - Tối đa 7 ngày từ khi gửi hồ sơ thì người dân, doanh nghiệp có thể nhận được tiền hỗ trợ, đặc biệt với nhóm hướng dẫn viên du lịch chỉ 4 ngày.

MINH HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar