08/04/2024 16:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người dân nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng xâm nhập mặn tăng gấp 3 lần

Người dân các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An và Vĩnh Long cho rằng xâm nhập mặn năm 2023 đã tăng 3 lần so với năm 2021.

Người dân huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đến các xe chở nước sạch miễn phí cung cấp cho bà con - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Người dân huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đến các xe chở nước sạch miễn phí cung cấp cho bà con - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Số liệu này nằm trong Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2023 được công bố đầu tháng 4-2024. 

Đây là báo cáo nghiên cứu chính sách chung của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Công ty Phân tích thời gian thực (RTA) và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) Việt Nam. 

Báo động xâm nhập mặn

Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là hệ quả của một số nguyên nhân, bao gồm hạn hán, mực nước biển dâng cao và việc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong.

Một trong những tác động đáng lo ngại nhất của biến đổi khí hậu là tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

Tỉ lệ người trả lời cho biết đã xảy ra xâm nhập mặn ở địa phương ở từng tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, 2021 đến 2023 - Nguồn: PAPI 2023.

Tỉ lệ người trả lời cho biết đã xảy ra xâm nhập mặn ở địa phương ở từng tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, 2021 đến 2023 - Nguồn: PAPI 2023.

Xâm nhập mặn đã trở thành một vấn đề ngày càng đáng báo động mà người dân ở vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam phải đối mặt.

Hiện trạng xâm nhập mặn gia tăng ở nhiều nơi. Theo đó Bến Tre, Kiên Giang và Trà Vinh là những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng xâm nhập mặn.

Tỉ lệ người trả lời ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho biết tình trạng đồng ruộng bị nhiễm mặn đang diễn ra ở địa bàn họ sinh sống tăng hơn gấp đôi, từ 4,7% năm 2021 lên 12,1% năm 2022, và tiếp tục tăng nhẹ lên đến 12,9% vào năm 2023.

Nhìn sâu vào các tỉnh trong vùng, hơn 41% số người trả lời ở các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang cho biết tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra ở địa phương của họ năm 2023, và tỉ lệ này ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An và Vĩnh Long gia tăng mạnh qua 3 năm.

Trong khi đó, người dân một số tỉnh, thành như Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ cho rằng tình trạng xâm nhập mặn năm 2023 giảm so với năm trước đó.

Theo đánh giá của PAPI 2023, các phát hiện qua khảo sát PAPI có thể khác với kết quả quan trắc do địa bàn khảo sát có điều kiện sinh thái khác so với các địa bàn có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Các đơn vị huyện ở Bến Tre có trong mẫu khảo sát PAPI có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn nhiều hơn so với các đơn vị huyện được chọn ở các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉ lệ người dân xác nhận hiện trạng xâm nhập mặn đang diễn ra tại địa phương gia tăng qua thời gian cho thấy hiện tượng này đang ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống của nông dân địa phương như thế nào.

Mặc dù mối quan ngại về thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu không hiển lộ trong 10 vấn đề đáng quan ngại nhất trong năm 2023 theo khảo sát của PAPI, song yếu tố môi trường tự nhiên tốt hơn lại là động lực thúc đẩy di cư nội địa chính thứ ba.

Mức độ xâm nhập mặn cao hơn nhiều năm

Theo thông tin từ nhiều địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt ở nhiều địa phương. Người dân nhiều nơi thiếu nước ngọt sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ông Hoàng Văn Đại, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết từ đầu năm 2024 đến nay, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và năm 2023.

Trong tháng 2 và 3-2024, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra 3 đợt xâm nhập mặn tăng cao, gây ảnh hưởng đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp.

"Qua theo dõi diễn biến mức độ xâm nhập mặn cho thấy năm nay cao hơn trung bình nhiều năm.

Các đợt xâm nhập mặn sâu nhất xuất hiện từ ngày 8 đến 13-3 với ranh mặn 4‰, 1‰ xâm nhập vào sâu 40 - 66km, có nơi sâu hơn, như tỉnh Tiền Giang và Bến Tre vào sâu 70 - 76km.

Trên 21.000 hộ dân ở Sóc Trăng có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt do xâm nhập mặn

Ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn, hiện Sóc Trăng đang có khoảng 21.318 hộ dân nông thôn trên địa bàn 36 xã/phường có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

Người dân và bộ đội biên phòng đã cứu thành công hai cậu cháu tắm biển Liên Chiểu, Đà Nẵng. Cách đây hai ngày khu vực biển này cũng từng xảy ra đuối nước làm hai người tử vong.

Cứu hai cậu cháu bị đuối nước khi tắm biển tại Đà Nẵng

3 ngư dân tử vong do ngạt khí ngay trong hầm tàu cá

Một vụ tai nạn lao động thương tâm trên biển đã cướp đi sinh mạng của 3 ngư dân tỉnh Bến Tre, đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn lao động trong ngành nghề đầy rủi ro này.

3 ngư dân tử vong do ngạt khí ngay trong hầm tàu cá

Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc lãng phí nghiêm trọng, phức tạp

Theo hướng dẫn, Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc gây lãng phí nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc lãng phí nghiêm trọng, phức tạp

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Được tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể rộng hơn 47ha nhưng Công ty Sơn Hải bỏ hoang không thực hiện.

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Thêm 2 nghi phạm đầu thú về tội bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản

Hai nghi phạm đã đầu thú hé lộ đường dây bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản trên biển quy mô lớn. Ít nhất 31 bị can đã bị khởi tố, trong đó có 4 nghi phạm tự thú. Ai liên quan hãy liên hệ ngay để được hưởng chính sách khoan hồng.

Thêm 2 nghi phạm đầu thú về tội bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Bộ Tổng tham mưu đã làm việc với các cơ quan, đơn vị về đề án tổ chức lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar