11/01/2025 16:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người dân California bức xúc, tố chính quyền quá chậm trong vụ cháy

Phản ứng chậm trễ từ chính quyền địa phương trong thảm họa cháy rừng ở California khiến nhiều người bức xúc khi họ phải tự mình đối mặt với ngọn lửa tàn khốc.

Người dân California bức xúc trước phản ứng chậm của chính quyền trong vụ cháy - Ảnh 1.

Hơn 10.000 ngôi nhà đã bị phá hủy sau vụ cháy khiến nhiều người đau đớn vì rơi vào cảnh vô gia cư chỉ sau một đêm - Ảnh: REUTERS

Hãng tin AFP ngày 11-1 cho biết sau khi cháy rừng càn quét qua khu vực Altadena ở hạt Los Angeles, bang California vào ngày 7-1 (theo giờ địa phương) và biến phần lớn nơi đây trở thành tro bụi, đến sáng 10-1, Lực lượng Vệ binh quốc gia Mỹ mới tiến hành tuần tra khu vực này.

Đối với người dân ở Altadena, số lượng các binh sĩ vào lúc này là quá ít ỏi và muộn màng.

Không nhận được sự hỗ trợ

"Chúng tôi không hề thấy bất cứ bóng dáng của người lính cứu hỏa nào đến hỗ trợ, trong khi người dân thì phải tạt từng xô nước để bảo vệ ngôi nhà của mình khỏi ngọn lửa.

Họ quá bận rộn để dập tắt đám cháy ở Palisades, nơi có khối tài sản của những người giàu có và nổi tiếng. Họ đã để mặc chúng tôi ở đây", ông Nicholas Norman, một người dân sinh sống ở Altadena, bức xúc.

Tuy nhiên, tại khu vực giàu có nổi tiếng của Los Angeles Pacific Palisades, nơi xảy ra vụ cháy đầu tiên, người dân cũng bất mãn trước phản ứng của chính quyền địa phương.

"Thành phố đã hoàn toàn bỏ rơi chúng tôi", cô Nicole Perri chỉ trích, tức giận khi các vòi cứu hỏa mà lính cứu hỏa sử dụng lại hết sạch nước hoặc không đủ áp lực nước để chữa cháy. 

Ngôi nhà sang trọng của cô ở Palisades đã bị thiêu rụi sau vụ cháy.

"Đáng lý ra phải có những biện pháp phòng ngừa từ trước để ngăn chặn thảm họa này", cô bức xúc. "Chúng tôi đã mất hết mọi thứ và tôi cảm thấy như không nhận được sự hỗ trợ nào từ thành phố, từ vị thị trưởng tồi tệ đến thống đốc bang".

Người dân California bức xúc, tố chính quyền quá chậm trong vụ cháy - Ảnh 2.

Một người dân ở Altadena đang phải tự dùng xô nước để dập các tàn lửa xung quanh - Ảnh: REUTERS

Chính quyền bị chỉ trích

Cho đến nay, nhiều đám cháy vẫn tiếp tục tàn phá Los Angeles, cướp đi mạng sống của ít nhất 11 người.

Theo chính quyền địa phương, những cơn gió mạnh với tốc độ lên đến 160km/h cùng tình trạng hạn hán kéo dài trong những tháng gần đây là nguyên nhân chính dẫn đến vụ cháy.

Tuy nhiên, với người dân California - những người đã mất đi tất cả chỉ sau một đêm - lời giải thích này là chưa đủ.

Thị trưởng Los Angeles Karen Bass đã bị chỉ trích gay gắt vì bà đang có chuyến thăm tới quốc gia Ghana tại châu Phi khi vụ cháy xảy ra, mặc dù đã có các cảnh báo về thời tiết nguy hiểm trong những ngày trước đó.

Những đợt cắt giảm ngân sách cho sở cứu hỏa và một loạt cảnh báo sơ tán sai lệch đã được gửi đến hàng triệu người dân Los Angeles trong tuần này càng làm gia tăng sự tức giận trong cộng đồng.

"Tôi không nghĩ chính quyền địa phương đã chuẩn bị cho tình huống này", ông James Brown, cư dân vùng Altadena, nói. "Sẽ phải có một cuộc đánh giá thực sự, vì hàng trăm ngàn người dân ở đây đã bị hủy hoại cuộc sống hoàn toàn. Cảm giác như bạn đang ở trong vùng chiến sự vậy".

Bên cạnh đó, việc Tổng thống đắc cử Donald Trump liên tục "châm dầu vào lửa" khi chỉ trích và đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo ở California về vụ cháy, đưa ra tuyên bố sai lệch về lý do các vòi cứu hỏa hết nước, cũng khiến một số người dân ở Altadena cảm thấy bực tức.

"Đúng kiểu điển hình của ông ấy: cố gắng tạo ra một cuộc tranh luận từ thông tin sai lệch. Hãy tập trung vào những người đang cố gắng khôi phục lại cuộc sống của mình và giúp đỡ họ. Sau đó, chúng ta có thể chỉ trích và tìm hiểu mọi chuyện dựa trên những dữ liệu và thông tin thực tế", anh Ross Ramsey chia sẻ với AFP, trong khi đang dọn dẹp tàn tích từ đống đổ nát của ngôi nhà mẹ anh.

Vì sao cháy rừng ở California bùng phát và khó dập lửa?

Cháy rừng suốt nhiều ngày qua ở California đã nhấn chìm nơi đây trong biển lửa và khiến ít nhất sáu người tử vong. Vậy do đâu khiến đám cháy bùng phát?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar