12/02/2021 11:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID

MAI THƯƠNG - HOÀNG AN - HỮU HƯỚNG - NHẬT THƯ - THANH HẰNG
MAI THƯƠNG - HOÀNG AN - HỮU HƯỚNG - NHẬT THƯ - THANH HẰNG

TTO - Sáng mùng 1, người dân cả nước tấp nập đi lễ chùa cầu năm mới bình an. Năm cũ qua đi với nhiều biến động, sáng đầu xuân năm mới, bên cạnh xin lộc cho gia đình, ai cũng mong một năm không COVID-19, quốc thái dân an.

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 1.

Sáng mùng 1, người dân nườm nượp đi lễ chùa cầu mong một năm mới bình an - Ảnh: MAI THƯƠNG

Cùng gia đình đến chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ sáng sớm, Đặng Thị Thảo Huyền (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ sau khi dâng lễ xong: "Năm nào mình cũng cùng với bố mẹ đi lễ chùa sáng mùng 1. Năm qua là một năm khó khăn nên mình cầu mong năm mới nhiều điều an lành, nhất là mong cho đại dịch COVID-19 sớm qua đi để xã hội được yên ổn trở lại".

Lễ chùa đầu xuân là nét văn hóa chung của người Việt Nam. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng người đổ về đền chùa không đông như mọi năm. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, ai cũng cầu mong một năm mới không còn dịch bệnh.

Nỗi ám ảnh về dịch COVID-19 trong năm cũ khiến người dân cả 3 miền đều chung một mong ước đủ đầy về sức khỏe, thay vì cầu tài lộc cho riêng mình như ước mong những năm cũ.

Tại Huế, người dân từ sáng sớm đã xúng xính váy hoa, áo dài viếng chùa đầu năm mới. "Với người dân ở đây, đầu năm là dịp cầu bình an và sức khỏe cho cả gia đình. Năm nay, gia đình tôi có nhiều người ở xa, ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nên càng cầu mong an lành cho năm mới" - chị Lê Thị Mai chia sẻ nhân dịp đầu năm.

Ghi nhận tại chùa Từ Đàm, Thiên Minh (Huế), người dân ý thức mang khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào chùa xin lộc, xin quẻ, xăm, lấy vía may mắn đầu năm mới. Lượng người tham quan, thắp hương đổ về mỗi lúc một đông trong sáng năm Tân Sửu.

Thầy Thích Tâm Nguyện, trụ trì chùa Giai Lam (Hà Tĩnh), cho biết:

"Năm nay quy mô tổ chức lễ cầu an cũng như dâng hương đầu năm giảm. Vì để đảm bảo an toàn cho người dân và tín đồ phật tử về dâng hương nên thầy chia từng nhóm nhỏ 5 - 10 hộ gia đình lần lượt vào cầu an và dâng hương. Ngoài ra, phía cổng vào cũng có chuẩn bị nước rửa tay khô. Đồng thời các phật tử tại chùa thường xuyên nhắc nhở khách ra vào phải đeo khẩu trang phòng dịch"

Cũng trong sáng nay, tại TP.HCM, quy mô và số lượng người đi lễ giảm đi so với năm ngoái vì tình hình dịch bệnh phức tạp. Các chùa trong thành phố đều bố trí nước rửa tay, phân bố lực lượng điều tiết người thăm viếng nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 2.

Lễ chùa đầu xuân là nét văn hóa chung của người Việt Nam. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng người đổ về đền chùa không đông như mọi năm - Ảnh: MAI THƯƠNG

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 3.

Người đến dâng lễ tại chùa Quán Sứ đều mang khẩu trang, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch - Ảnh: MAI THƯƠNG

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 4.

Chùa Quán Sứ cũng trang bị các điểm rửa tay sát khuẩn trong khuôn viên chùa - Ảnh: MAI THƯƠNG

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 5.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, sáng mùng 1 lượng người đến chùa Hoằng Pháp (H.Hóc Môn, TP.HCM) khá lớn - Ảnh: NHẬT THƯ

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 6.

Người đi chùa Hoằng Pháp (H.Hóc Môn, TP.HCM) tuân thủ quy định đeo khẩu trang khi vào chùa - Ảnh: NHẬT THƯ

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 7.

Chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) đặt các bảng nội quy phòng dịch cho người dân thăm viếng chùa - Ảnh: THANH HẰNG

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 8.

Người dân xếp hàng trong khuôn viên chùa Ngọc Hoàng (Q.1, TP.HCM) theo hướng dẫn nhằm hạn chế tiếp xúc đông người khi thăm viếng - Ảnh: THANH HẰNG

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 9.

Tại chùa Từ Đàm (P.Trường An, TP Huế), người dân đến chùa phải rửa tay sát khuẩn và mang khẩu trang - Ảnh: HOÀNG AN

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 10.

Mẹ con chị Lê Thị Mai (Huế) vui vẻ mở lộc xin được từ chùa đầu năm - Ảnh: HOÀNG AN

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 11.

Người dân vái lạy, thắp hương cầu bình an trong năm mới tại chùa Từ Đàm - Ảnh: HOÀNG AN

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 12.

Tại chùa Giai Lam (Hà Tĩnh), những lời cầu mong cho năm mới được mọi người viết lên những tấm thiệp treo lên cây đào - Ảnh: HỮU HƯỚNG

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 13.

Thầy Thích Tâm Nguyên (trụ trì chùa Giai Lam, Hà Tĩnh) lì xì lộc đầu năm cho tất cả mọi người đến thắp hương - Ảnh: HỮU HƯỚNG

Người dân 3 miền đi lễ chùa sáng mùng 1, cầu năm Tân Sửu không COVID - Ảnh 14.

Người dân đi lễ chùa Kim Tiên (An Giang), nơi có tượng phật A Di Đà cao 24m, sáng mùng 1 tết - Ảnh: BỬU ĐẤU

Giáo hội Phật giáo VN yêu cầu các chùa kêu gọi người dân phát giác người nhập cảnh trái phép

TTO - Đối phó với đợt bùng phát dịch COVID-19 mới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo các chùa, tự viện trong cả nước thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, trong đó yêu cầu kêu gọi người dân phát giác người nhập cảnh trái phép.

MAI THƯƠNG - HOÀNG AN - HỮU HƯỚNG - NHẬT THƯ - THANH HẰNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar