22/12/2011 06:35 GMT+7

Người bí thư Thành đoàn đầu tiên

Ông Phan Anh Điền (Ba Khắc)
Ông Phan Anh Điền (Ba Khắc)

TT - 44 năm sau ngày hi sinh, liệt sĩ Hồ Hảo Hớn được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tại buổi lễ được tổ chức sáng 21-12 tại TP.HCM.

Phóng to
Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn - Ảnh tư liệu

Ông được xem là người có công lớn trong việc xây dựng lực lượng nòng cốt lãnh đạo phong trào học sinh sinh viên tại Sài Gòn những năm chống Mỹ. Năm 1967, Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định đổi tên thành Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định và ông trở thành bí thư Thành đoàn đầu tiên.

Người cộng sản kiên trung

"Với tôi, đó là người thủ lĩnh có phẩm chất toàn diện nhất trong các thủ lĩnh Thành đoàn"

Theo những trang sử Thành đoàn ghi lại, Hồ Hảo Hớn được sinh ra trên quê hương của phong trào Đồng khởi (Bến Tre). Lúc nhỏ, ông học tại Mỹ Tho, sau đó lên Sài Gòn học tại Trường trung học Petrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong). Ông đỗ tú tài ngay lúc Cách mạng tháng 8-1945 bùng nổ và “không một chút phân vân, xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”. Ông được phân công làm công tác thông tin tuyên truyền, rồi được điều về Sở Giáo dục Nam bộ, làm cán bộ giảng dạy Trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Chính công việc dạy học đã giúp ông có cơ hội tiếp cận sâu rộng với giới sinh viên, học sinh Sài Gòn - Gia Định.

Nguyên bí thư Thành đoàn TP.HCM Phạm Chánh Trực (Năm Nghị) nhớ lại: “Chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công nổi dậy Mậu Thân 1968, đang giữa cuộc họp tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), anh Hồ Hảo Hớn được lệnh phải trở về TP trước vì lúc đó phong trào đấu tranh công khai của học sinh sinh viên Sài Gòn - Gia Định rất sôi động, cần có người chỉ đạo trực tiếp”. Và trên chuyến trở về ấy, ông đã bị bắt do một kẻ phản bội nhận mặt cuối năm 1967.

Bị đưa về bót Bà Hòa (Q.5), sau hơn một ngày bị địch dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man, Hồ Hảo Hớn hi sinh. Gia đình cũng chẳng biết chính xác đó là ngày nào, chỉ biết rằng ông có hẹn sẽ gặp vợ ngày 11-11-1967 nhưng không thấy đến nơi hẹn. Khoảng hai năm sau ngày ông hi sinh, gia đình có biết tin nhưng phải đến sau giải phóng 30-4-1975, gia đình mới được thông báo chính thức nên quyết định chọn ngày 11-11 hằng năm để làm giỗ cho liệt sĩ Hồ Hảo Hớn.

Phóng to
Nguyên bí thư Thành đoàn TP.HCM Phạm Chánh Trực (bìa phải) và Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua (thứ hai từ trái sang) tặng hoa chúc mừng đại diện gia đình liệt sĩ Hồ Hảo Hớn tại lễ kỷ niệm sáng 21-12 - Ảnh: MINH ĐỨC

Ký ức người thân

Phẩm chất thủ lĩnh

Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn (bí danh Hai Nghị, Ba Lực, Nguyễn Văn Chiêu) sinh năm 1925 tại Mỏ Cày (Bến Tre), hi sinh cuối năm 1967. Ông là ủy viên Khu ủy Sài Gòn - Gia Định kiêm bí thư Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định (sau này là Thành đoàn). Trong ký ức nhiều đồng đội, ông rất quyết liệt và nghiêm khắc trong công việc nhưng sống rất chan hòa, cư xử tình cảm với anh em.

Nhắc đến thủ trưởng của mình, ông Phan Anh Điền (Ba Khắc) đôi mắt đỏ hoe, giọng xúc động: “Với tôi, đó là người thủ lĩnh có phẩm chất toàn diện nhất trong các thủ lĩnh Thành đoàn”. Ông kể để chuẩn bị cho thủ trưởng vào cứ, anh em có mua theo thực phẩm bồi dưỡng nhưng ông nhất quyết không ăn, ông bảo đâu cần mua mấy thứ đó, ăn đậu phộng rang được rồi và để dành mang vào cho anh em trong cứ. “Mỗi lần chuẩn bị hội nghị thường phải đào hầm chính, hầm phụ phòng khi bị lộ thì trốn, lúc nào anh cũng nhảy xuống đào hầm chung với anh em chứ không hề đứng trên chỉ đạo”, ông Ba Khắc kể.

Bà Trương Mỹ Lệ (Tư Liêm) bảo rằng cuộc đời bà có hai sự kiện gắn liền với ông Hồ Hảo Hớn mà mãi đến giờ bà không thể quên. Đó là lần kết nạp Đoàn, sau khi xong nghi thức kết nạp, ông dặn bà vào Đoàn để có trách nhiệm lớn hơn và phải biết chấp nhận hi sinh, gương mẫu trong mọi việc. Lần thứ hai là lúc ông làm chủ hôn cho đám cưới bí mật của bà tại cứ, ông dặn cưới trong chiến tranh cũng đồng nghĩa phải hi sinh, nếu chẳng may một trong hai bị bắt nên cả hai phải chuẩn bị tinh thần chấp nhận. “Sau này, mỗi lần bị bắt, bị tra tấn tôi cứ nhớ lại những lời dặn ấy để không chùn bước và sẵn sàng hi sinh vì đại cuộc”, bà Mỹ Lệ chia sẻ.

Trong ký ức ít ỏi về cha mình, bà Hồ Thị Mỹ Chi - con gái lớn của liệt sĩ Hồ Hảo Hớn - nói chỉ duy nhất bà còn được mẹ dắt đi gặp cha vài lần, khi chỗ này lúc chỗ kia. “Lúc đó tôi mới 7 tuổi và không biết đó là cha mình vì mỗi lần gặp đều phải gọi là cậu Ba do phải giữ bí mật”, bà Chi kể. Trong một lần gặp, ông hỏi con gái có muốn nhắn gì với ba thì nói hay viết thư rồi ông sẽ nhắn lại giùm. Cô con gái 7 tuổi liền viết: “Ba ơi, ba làm nghề gì mà con không được biết và cũng không thấy ba về nhà”. Đó cũng là bức thư duy nhất con gái viết đến tận tay cha và mãi mãi...

Ông Phan Anh Điền (Ba Khắc)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc xúc động đặt tay lên ngực trái chụp ảnh với cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội).

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên các tiêu chí KPI, nếu không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị thôi việc được các đại biểu tranh luận cần có cơ chế đánh giá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo hiệu quả.

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Microsoft cắt giảm gần 3% nhân sự toàn cầu để dồn lực đầu tư vào AI, trong bối cảnh chi tiêu hạ tầng tăng mạnh và áp lực lợi nhuận ngày càng lớn.

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Giải thưởng Tôn vinh Nghị lực Việt dành cho thanh niên khuyết tật sẽ xem xét tôn vinh, hỗ trợ những tấm gương khởi nghiệp sáng tạo bằng nội dung số.

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 14-5, 500 đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X đã làm lễ báo công và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot

"Em muốn chế tạo ra robot" - Trương Mạnh Quân, cậu học trò lớp 6 Trường THCS - THPT Newton (Hà Nội), nói chắc nịch khi được hỏi về ước mơ. Anh chàng mới sắp kết thúc lớp đầu cấp THCS mà sở hữu bảng kê giải thưởng toán học dài mấy trang vở.

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar