30/06/2020 16:10 GMT+7

Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng

MINH HẢI (Theo Gulf News)
MINH HẢI (Theo Gulf News)

TTO - Sau một thời gian thực hiện các lệnh giới nghiêm chống lây lan COVID-19, người dân Ấn Độ đang dần quay trở lại hành hương bên dòng sông Hằng huyền thoại, vượt qua nỗi lo lắng dịch bệnh vẫn đang bủa vây.

Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng - Ảnh 1.

Mặc dù không như thời gian trước cách ly nhưng không khí bên bờ sông Hằng đã bớt phần hiu quạnh - Ảnh: AFP

Cuộc sống đang dần trở lại bình thường giữa những ngôi đền thần thánh của Haridwar, một trong những nơi linh thiêng nhất của Ấn Độ giáo bên bờ sông Hằng.

Sự xuất hiện của người dân thập phương đang đưa dòng sông huyền thoại này trở lại không khí linh thiêng bao trùm vốn có.

Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng - Ảnh 2.

Những người dân ngồi chờ đợi bên bờ sông Hằng - Ảnh: AFP

Haridwar là một thành phố du lịch tâm linh nổi tiếng của Ấn Độ, thường có hàng chục ngàn du khách đổ về khắp đất nước để ngâm mình trong dòng nước thánh của sông Hằng và thực hiện các nghi lễ cầu nguyện ven sông vào lúc hoàng hôn.

Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng - Ảnh 3.

Ấn Độ hiện vẫn đang trong giai đoạn giãn cách xã hội ngăn sự lây lan của COVID-19 - Ảnh: AFP

Đại dịch đã cướp đi hơn 15.000 sinh mạng và lây nhiễm cho hơn nửa triệu người dân Ấn Độ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước này, người dân không được phép đến sông Hằng hay bất kỳ ngôi đền thánh nào để hành hương.

Tất cả người dân đều phải ở trong nhà tránh dịch.

Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng - Ảnh 4.

Những người dân ngoan đạo đã bắt đầu quay trở lại sông Hằng - Ảnh: AFP

Người dân Ấn Độ chia sẻ rằng cách đây 100 năm, khi đại dịch cúm Tây Ban Nha làm chao đảo Ấn Độ và thế giới, các nghi lễ cầu khấn và hỏa táng trên bờ sông linh thiêng vẫn được diễn ra.

Sau vài tháng thực hiện phong tỏa cách ly, cách đây vài tuần chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng các quy tắc, ngay cả khi số trường hợp tử vong vẫn tăng lên. Những người dân ngoan đạo đã bắt đầu quay trở lại sông.

Tuy vậy, thay vì phát các bài tụng kinh, loa phóng thanh của Haridwar thông báo cho mọi người quy tắc an toàn trong đại dịch, như đeo khẩu trang và dùng nước rửa tay.

Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng - Ảnh 5.

Người dân được yêu cầu giữ khoảng cách khi hành lễ - Ảnh: AFP

Các đền thờ xung quanh sông Hằng cũng đặt quy tắc yêu cầu các tín đồ giữ khoảng cách an toàn với nhau và không chạm tay vào tượng các vị thần mà họ thường chạm vào trước đó.

Không khí khá lặng lẽ, không bằng một phần nhỏ thời gian trước khi có đại dịch nhưng cũng bớt đi cảm giác cô tịch như khi còn cách ly.

Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng - Ảnh 6.

Một người dân cầm trên tay bản ghi chép "gia phải 11 đời" của một gia đình đến đây hành lễ - Ảnh: AFP

Sông Hằng dài 2.510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.

Đối với người dân Ấn Độ, dòng sông này không chỉ là một nguồn nước của hàng triệu người sống dọc theo nó và phụ thuộc vào nó hàng ngày mà còn là minh chứng lịch sử của nhiều triều đại, là nơi gửi gắm niềm tin, linh hồn của người dân.

Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng - Ảnh 7.

Người dân từ mọi miền xa xôi của Ấn Độ đều tìm về sông Hằng để dâng hương - Ảnh: AFP

Thành phố Haridwar thường tắc nghẽn quanh năm vì lượng người dân về hành hương đông đúc. Chạy dọc hai bên bờ sông là các ngôi đền thánh, cửa hàng bán sách tôn giáo, đồ tạo tác, quần áo, đồ chơi và đồ cúng.

"Đại dịch khiến chúng tôi lo lắng nhưng dù vậy vẫn cần làm điều gì đó cầu phúc cho cả gia đình", một người dân chia sẻ với AFP.

Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng - Ảnh 8.

Một gia đình đang thực hiện nghi lễ cầu khấn bên sông Hằng - Ảnh: AFP

Người dân đến sông Hằng để hành lễ, dâng hương, hoa, gạo lên các ngôi đền hai bên bờ, để hỏa táng người thân, ghi danh một ai đó mới sinh hoặc mới mất vào cuốn sách gia phả gia tộc, để ngâm mình trong dòng chảy huyền thoại, hoặc đơn giản là đến để đắm mình trong không gian linh thiêng nơi đây.

Người Ấn quay lại sông Hằng hành hương khi giãn cách xã hội được nới lỏng - Ảnh 9.

Người dân sau khi thực hiện nghi lễ tôn giáo thường cắt tóc hoặc tắm trên sông Hằng - Ảnh: AFP

Mặc dù sông Hằng luôn nằm trong danh sách những dòng sông ô nhiễm nặng nhất thế giới nhưng không khiến người dân bận tâm.

Việc thực hiện giãn cách xã hội dường như cũng góp phần làm dòng sông trông có vẻ "sạch" hơn.

Điều đó càng thúc đẩy những người dân xuống ngâm mình trong dòng sông hơn.

Ấn Độ thêm 17.000 ca COVID-19 mới trong 1 ngày

TTO - Bộ Y tế Ấn Độ ngày 27-6 cho biết nước này ghi nhận số ca COVID-19 kỷ lục với hơn 17.000 ca mới trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm virus corona lên hơn 500.000 người.

MINH HẢI (Theo Gulf News)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Khán giả cải lương chuẩn bị có cơ hội xem lại kịch bản cải lương nổi tiếng Gánh cỏ sông Hàn. Hai Chuông vàng vọng cổ Minh Trường và Ngọc Đợi vào vai chính của vở.

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Ngân Tuấn diễn Ngũ Tử Tư, vai diễn được Vũ Linh dìu dắt

Tại rạp Hồng Liên, nghệ sĩ Ngân Tuấn vừa có dịp diễn lại vai Ngũ Tử Tư. Đây là vai diễn mà cố nghệ sĩ Vũ Linh đã chỉ dạy anh thời còn trẻ.

Ngân Tuấn diễn Ngũ Tử Tư, vai diễn được Vũ Linh dìu dắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar