20/04/2015 13:06 GMT+7

​Ngược xuôi chăm mẹ

MINH PHƯỢNG
MINH PHƯỢNG

TT - Nguyễn Ngọc Lâm đi nhanh ra cổng bệnh viện. Không ai nghĩ chàng trai nhỏ thó, ốm nhom ấy đã 27 tuổi.

Nguyễn Ngọc Lâm bón từng muỗng thức ăn cho mẹ là bà Nguyễn Thị Nhàn - Ảnh: M.Phượng

Tóc đã dài, phủ lên cặp kính cận dày như giấu đi đôi mắt âu lo: “Mấy ngày đầu mẹ ói miết, ăn ít lắm. Mình dặn mẹ muốn ăn gì cứ nói mình. Tối nay mẹ muốn ăn hoành thánh, giờ mình đi mua”.

Trong phòng bệnh của khoa phỏng và phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy (Q.5, TP.HCM), mẹ Lâm - bà Nguyễn Thị Nhàn (55 tuổi) - trắng toát với bông băng kín cả hai cánh tay và từ bụng xuống chân. Khuôn mặt bên phải đỏ rộp vì lửa táp.

Môi bà thâm đen, nứt nẻ. Hơn 20 phút sau Lâm về. Đến bên mẹ, Lâm khẽ hỏi: “Giờ ăn được chưa mẹ?”. Bà Nhàn đáp gọn lỏn: “Tí nữa”. Rồi bà ngó trân lên trần nhà, đôi mắt ầng ậng nước.

Đau đớn làm tính khí người mẹ khó chịu. Thế nhưng Lâm vẫn thật dịu dàng. Cách Lâm cẩn thận bón cho mẹ từng muỗng thức ăn khéo léo hệt như con gái đang chăm mẹ. Ăn uống, vệ sinh, cựa mình của mẹ, Lâm lo hết.

“Chồng tôi mất gần hai năm rồi. Thằng Bi (tên ở nhà của Lâm) làm cả ca ngày, ca đêm. Nó đâu có được ngủ. Thương nó, tôi mới mua bột, nhóm lò định làm bánh bán buổi tối. Bữa đó là ngày 11-4, nó dặn tôi mua 20.000 đồng xăng để về nó đổ xe kịp đi làm ca đêm. 2g chiều, tôi mở nắp lấy xăng nhóm lò. Sơ ý, tôi không đậy nắp bình xăng. Lúc bật hộp quẹt, bình xăng bắt lửa. Sợ cháy nhà trọ, tôi cầm bình xăng chạy ra cửa thì bị vấp té. Xăng lan ra, lửa bùng lên đốt tôi suýt thành cây đuốc sống” - bà Nhàn thẫn thờ.

Hôm ấy, bé Nguyễn Ngọc Minh - 12 tuổi, con trai thứ hai của bà - cũng bị phỏng, hiện đang nằm ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM).

Lâm kể sau khi ba mất, nhà nợ một khoản tiền gần 40 triệu đồng. Mẹ lại đau khớp, chủ yếu ở nhà nội trợ.

Thế là Lâm lao vào làm: ban ngày đi chở phụ tùng xe máy cho một công ty. Quần quật đến 7-8 giờ tối, Lâm vào ca làm bảo vệ từ 7g tối đến 7g sáng hôm sau. Mấy tháng nay, giấc ngủ của Lâm là những lần chợp mắt chập chờn 2-3 giờ mỗi ngày.

Lương tháng được tầm 6 triệu đồng, Lâm cố gắng vun vén tiền ăn, tiền trọ cho ba mẹ con. Tháng nào dư thì nhín ra 1-2 triệu đồng để trả nợ dần. Gần đây, bà Nhàn xin phụ việc trong một quán cơm để lo phụ cùng con.

Lâm xin nghỉ làm để chăm sóc mẹ. Gánh nặng bớt đi đôi chút khi các dì thay phiên nhau chăm em trai ở bên kia. “Thằng Lâm nói mẹ đừng nghĩ gì, để con lo. Con vay mượn bạn bè được...” - bà Nhàn nén khóc, kể.

Lâm thật thà: “Bây giờ chỉ mong sao mẹ và em nhanh khỏi. Giá có ai trông mẹ giúp để mình về đi làm kiếm tiền lo cho mẹ...”.

MINH PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar