03/01/2025 12:52 GMT+7

Ngư dân vùng biển Tây Nam gặp khó đủ đường

Ngư trường Tây Nam cạn kiệt nên sản lượng đánh bắt hải sản giảm mạnh. Nhiều tàu cá đánh bắt không hiệu quả, khó tìm ngư dân và chi phí tăng mạnh nên chủ tàu muốn đổi nghề.

Ngư dân vùng biển Tây Nam gặp khó đủ đường - Ảnh 1.

Việc ra khơi đánh bắt cá biển hiện nay tăng chi phí, khó tìm ngư dân nhưng sản lượng cá ít là một trong nhiều nguyên nhân khiến tàu biển Tây Nam nằm bờ - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngư trường cạn kiệt, chi phí tăng

Ngày 3-1, ngư dân Trương Văn Vững - ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau - cho biết ông hành nghề câu mực nhưng mấy năm nay đánh bắt khó khăn, chi phí cao nhưng nguồn lợi thủy sản thu về không nhiều.

"Ngoài khơi hết lưới, cào, còn trong bờ thì lưới giăng đầy, tôm cá nào sinh cho kịp. Nếu bảo vệ ngư trường cho tốt, để thời gian cho tôm, cá sinh sản thì ngư dân mới khá lên được", ông Vững phân tích.

Nhiều ngư dân ở cửa biển Sông Đốc than vãn chi phí tăng, từ giá xăng dầu đến giá hàng hóa thiết yếu phục vụ cho chuyến biển. Mức chi phí tăng lên hơn 50 triệu đồng cho chuyến đi biển 30 ngày.

Gia đình ông Lê Văn Tiện - ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - cho hay ông có 3 tàu khai thác thủy sản xa bờ đang đứng trước nguy cơ nằm bờ.

Vì tìm kiếm bạn tàu gặp khó khăn, chi phí tăng nên bắt buộc phải hạ giá thành thu mua sản phẩm khai thác xuống, ngư dân lại chịu thiệt. Nếu như trước đây giá cá trung bình bán được khoảng 20.000 - 21.000 đồng/kg thì bây giờ chỉ bán được khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg.

"Trước đây chi phí đi biển khoảng 200 triệu đồng/chuyến thì bây giờ giá xăng dầu ở mức cao, thực phẩm, nhu yếu phẩm tăng nên chi phí đi biển đội lên khoảng 250 triệu đồng/chuyến. Trong khi giờ đánh bắt cá không được nhiều như trước, một số người làm nghề đi biển cũng bỏ nghề", ông Tiện than thở.

Ông Trần Minh Trí, chủ tàu biển tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, chia sẻ ông có 4 cặp tàu biển đi đánh bắt nhưng năm 2024 thủy hải sản giảm mạnh, chỉ khoảng 20-30% so với năm trước. Gia đình ông đi biển 2-3 tháng về một lần. Năm 2024, hầu hết chủ tàu đi biển đánh bắt cá không có lãi.

"Năm mới 2025, tôi chỉ mong giá dầu giảm thêm nữa thì ngư dân mới mong có lãi. Bây giờ mỗi lần đi biển là tốn hơn 4 tỉ đồng/cặp tàu (gồm tiền dầu, tiền ứng cho ngư dân và chi phí ăn uống). Tuy nhiên, sản lượng hải sản giảm mạnh nên ai cũng khó khăn. Đặc biệt tìm người đi biển khó lắm", ông Trí nói.

Khó tìm ngư dân đi biển

Tại Cà Mau, gần đây số lượng lao động làm việc trên tàu cá giảm mạnh, nhiều tàu không đủ thuyền viên để ra khơi hoặc buộc phải giảm quy mô khai thác. Các huyện ven biển như: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi đều ghi nhận tỉ lệ thiếu hụt lao động từ 20-30% so với nhu cầu thực tế.

Nguyên nhân chính khiến lao động bỏ nghề biển là do điều kiện làm việc khắc nghiệt, nhiều nguy hiểm từ mưa bão, tai nạn lao động, thu nhập bấp bênh... Thu nhập của họ từ 5-10 triệu đồng/người thì hiện nay còn khoảng 1-3 triệu đồng/người/tháng, không đủ để trang trải cuộc sống.

Anh Tô Văn Chiến, một ngư dân ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cho biết việc tìm bạn thuyền ngày càng khó khăn. Trước đây chỉ cần một vài cuộc gọi là có đủ người tham gia, nhưng hiện nay phải tìm kiếm trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần mà vẫn không đủ.

Ngư dân vùng biển Tây Nam gặp khó đủ đường - Ảnh 2.

Cảng cá Tắc Cậu, tỉnh Kiên Giang mua bán cá trong ngày đầu năm mới 2025 - Ảnh: BỬU ĐẤU

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Ngô Văn Lâm - trưởng Ban quản lý cảng cá Tắc Cậu thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang - cho biết ngư trường khai thác trọng điểm của bà con đã giảm, khai thác không hiệu quả. Vì sợ đưa tàu vào bờ thì ngư dân sẽ bỏ đi, không đi tàu nữa mà chuyển ngành khác, hai năm trở lại đây, trên 90% chủ tàu bán cá trên biển.

"Ngày xưa chủ được làm chủ, còn bây giờ tài công được làm chủ. Tài công muốn bán cá trên biển, được kiểm soát sản lượng bán ra, được chia tiền.

Tài công họ trực tiếp được bán cá rồi báo với chủ để chia tiền tươi. Sản lượng cá vào cảng hiện nay giảm gần 1.800 tấn so với năm 2023 do nhiều tàu nằm bờ", ông Lâm nói.

Ngư dân vùng biển Tây Nam gặp khó đủ đường - Ảnh 3.

Do ngư trường cạn kiệt nên một số ghe biển ở Cà Mau phải ở trong bờ nhiều hơn ngoài biển - Ảnh: THANH HUYỀN

Nhộn nhịp cảng cá Tắc Cậu ngày đầu năm 2025

Những ngày đầu năm, các tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Kiên Giang lần lượt cập bến cảng cá Tắc Cậu. Bên cạnh việc ngư dân vui mừng vì cá bán được giá, hứa hẹn một cái Tết Ất Tỵ vui tươi, đầm ấm, vẫn còn nhiều nỗi lo...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không để sầu riêng trở thành... 'sầu chung'

Xuất khẩu sầu riêng gặp khó, nếu kéo dài đất nước mất đi một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Vì vậy, không để sầu riêng thành... "sầu chung".

Không để sầu riêng trở thành... 'sầu chung'

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận chậm tiến độ do vướng mắc về khung giá điện, đặc biệt với các dự án điện gió và thủy điện tích năng.

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Với thông điệp 'Thêm giá trị cho mỗi chuyến công tác', ngày 22-5 Vietnam Airlines chính thức ra mắt chương trình LotusBiz, dành riêng cho tổ chức và doanh nghiệp.

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar