23/03/2018 20:02 GMT+7

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Khi đang trú gió ở khu vực Đá Lồi (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh 1.

Ngư dân Đặng Tự kể chuyện tàu Trung Quốc áp sát cướp phá tài sản - Ảnh: TRẦN MAI

Chiều 23-3, tàu cá QNg 90045 do ngư dân Đặng Tằm làm chủ tàu kiêm thuyền tưởng và tàu cá QNg 90440 do ông Đặng Bi làm chủ tàu (cùng trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã về đến cảng Sa Kỳ trình báo với cán bộ đồn kiểm soát biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Theo trình báo của các thuyền trưởng và thuyền viên, khoảng 10h ngày 22-3, hai tàu cá này đang trú gió ở Đá Lồi thì bất ngờ bị hai tàu Trung Quốc màu trắng, số hiệu 46106 và 45103, áp sát. Tàu cá QNg 90440 bị đâm mạnh, bị vỡ dọc mạn phải từ đầu đến đuôi tàu, nặng nhất là phía sau tàu.

"Tôi và anh em phát hoảng vì cú đâm mạnh quá. Lúc đó cứ nghĩ tàu bị chìm rồi, bởi gió lớn. Anh em chỉ còn biết lạy trời", thuyền trưởng tàu QNg 90440 Đặng Duy Bình nói.

Thuyền trưởng Đặng Duy Bình kể chuyện tàu Trung Quốc tông, cướp tài sản - Video: TRẦN MAI

Cũng theo trình báo của ngư dân, sau cú đâm, phía tàu Trung Quốc thả một canô chở theo 8 người mặc quân phục và mang theo súng, dùi cui áp sát leo lên hai tàu cá.

Thuyền trưởng Bình kể: "Lúc đó tôi đang cầm lái liền bị một người Trung Quốc có súng tát tôi hai bạt tai. Xong họ cướp lái, ép ngư dân về phía mũi tàu. Họ bắt chúng tôi đưa hai tay lên đầu cúi đầu xuống đất, chỉ cần ngước lên là bị đánh".

Dùng vũ lực dồn ngư dân hết về phía mũi tàu, những người Trung Quốc có vũ trang tiếp tục lục cabin lấy đi điện thoại, máy móc, phá lưới và ngư cụ, đồng thời ép ngư dân chuyển toàn bộ hải sản đánh bắt được lên tàu Trung Quốc. "Không làm theo họ cũng đánh", thuyền trưởng Bình nói.

Thuyền trưởng Bình kể liên tục bị đánh - Video: TRẦN MAI

Tương tự, tàu QNg 90045 của ngư dân Đặng Tằm cũng bị cướp phá, chặt dây hơi, phá máy dò cá, bộ đàm.

Ngư dân Tằm cho biết: "Họ có cả thông dịch viên nói rất giỏi tiếng Việt, họ hỏi chúng tôi ở tỉnh nào của Việt Nam, ghi lại vào sổ. Đến khoảng 14h chiều 22-3, sau khi phá hoại, cướp tài sản trên tàu họ bảo chúng tôi về Việt Nam. Lúc này vào cabin mới hay, đến cả điện thoại, nước uống cũng bị cướp sạch".

Thuyền trưởng Đặng Tằm kể việc tàu Trung Quốc ép sát lên tàu cướp phá tài sản - Video: TRẦN MAI

Không chỉ cướp phá, người trên tàu Trung Quốc còn đổ một gói bột màu trắng bao bì ghi chữ Trung Quốc vào nước uống của ngư dân, khiến ngư dân không thể uống. Các ngư dân cho rằng đây là hành động triệt luôn đường sống, không cho ngư dân tiếp tục bám trụ ở Hoàng Sa.

Ông Tằm ước tính thiệt hại lên đến 350 triệu đồng, trong khi tàu cá của ông Bi thiệt hại lên đến 400 triệu đồng. Đến 19h cùng ngày, lực lượng biên phòng Sa Kỳ vẫn làm việc với ngư dân để hoàn tất hồ sơ, báo cáo vụ việc lên tỉnh Quảng Ngãi.

Lực lượng biên phòng làm việc, kiểm tra thiệt hại trên hai tàu cá - Video: TRẦN MAI

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh 6.

Dây hơi dùng để lặn trên hai tàu cá đều bị chặt đứt - Ảnh: TRẦN MAI

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh 7.

Thuyền trưởng Đặng Tằm ngồi co ro, thất thần sau khi bị cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh: TRẦN MAI

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh 8.

Lực lượng biên phòng kiểm tra gói bột màu trắng có chữ Trung Quốc đổ vào nước uống của ngư dân - Ảnh: TRẦN MAI

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh 9.

Cú đâm mạnh khiến tàu cá bị hỏng nặng - Ảnh: TRẦN MAI

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh 10.

Dọc mạn phải tàu cá QNg 90440 bị hư hỏng nặng - Ảnh: TRẦN MAI

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh 11.

Hai tàu cá đang neo đậu ở cảng Sa Kỳ để trình báo sự việc - Ảnh: TRẦN MAI

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh 12.

Các ngư dân vẫn còn hoảng loạn sau biến cố - Ảnh: TRẦN MAI

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh 13.

Gói bột màu trắng có chữ Trung Quốc đổ vào thùng nước uống của ngư dân - Ảnh: TRẦN MAI

Ngư dân Quảng Ngãi tố bị tàu Trung Quốc cướp phá ở Hoàng Sa - Ảnh 14.

Bộ đội biên phòng thống kê, ghi lại thiệt hại và làm việc với ngư dân hai tàu cá - Ảnh: TRẦN MAI

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm thủ tục ở sân bay tiếc gì nụ cười, lời chào thân thiện?

Một nụ cười, một lời chào, một sự thân thiện đâu có quá khó. Hà cớ gì phải 'tiết kiệm' với khách?

Làm thủ tục ở sân bay tiếc gì nụ cười, lời chào thân thiện?

Chủ tịch Quốc hội: Có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, quy định chi tiết "được làm gì, không được làm gì", thiếu linh hoạt.

Chủ tịch Quốc hội: Có những luật ban hành 6 tháng phải sửa, có luật ban hành 1 năm phải sửa 2 lần

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Bé trai còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi bên vệ đường lúc rạng sáng

Trong lúc đi trên đường liên thôn, người dân phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi nặng 3,4kg còn nguyên dây rốn.

Bé trai còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi bên vệ đường lúc rạng sáng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng ngừng in phù hiệu, giấy phép, quản lý số hóa toàn diện

Thực tế quy trình in và cấp phát phôi, ấn chỉ vật lý như trên tồn tại nhiều hạn chế như chi phí in ấn và phân phối cao.

Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng ngừng in phù hiệu, giấy phép, quản lý số hóa toàn diện

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng

Nhiều tháng nay, tình trạng phá rừng tự nhiên ở xã Cư San, huyện M'Đrắk (Đắk Lắk) diễn ra phức tạp. Nhiều cánh rừng đang dần biến mất.

Dự án đi qua, dân ồ ạt phá rừng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar